Bệnh nhân tim mạch có nên tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19 không?

Thứ sáu - 08/10/2021 04:45
Theo thống kê của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới): Tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở người bệnh tim mạch chiếm hơn 10%, tiểu đường lớn hơn 7%. Số còn lại đứng đầu trong danh sách là người mắc bệnh hô hấp mãn tính, còn ở người bình thường là 0,9%. Điều đó cho thấy nguy cơ tử vong do COVID-19 ở người bệnh tim mạch là cao nhất và cao gấp 10 lần người bình thường.
Bệnh tim mạch gồm tất cả những người bệnh mắc các bệnh lý rối loạn nhịp tim (đặc biệt là rung nhĩ), bệnh động mạch vành (đau thắt ngực), bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, đái tháo đường có biến chứng tim mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim, thuyên tắc phổi (cục máu đông trong phổi)… Những căn bệnh này khi người bệnh khỏe mạnh cũng rất nguy hiểm, nhưng nếu mắc COVID-19 thì có thể diễn tiến nặng và nguy hiểm hơn.
Vắc xin phòng COVID-19 không ngăn ngừa cho người bệnh tim mạch không nhiễm COVID-19, nhưng chắc chắn sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh nghiêm trọng và giảm khả năng dẫn đến tử vong. Do đó, tất cả người bệnh có bệnh tim mạch đều được bảo vệ khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Vì vậy người bệnh nên chấp nhận việc tiêm chủng khi được đề nghị.
tiem vx benh nhan tim mach

Hiện tại không có bằng chứng cho thấy bệnh tim mạch có chống chỉ định với vắc xin ngừa COVID-19, hay làm tăng khả năng bị phản ứng, biến chứng của vắc xin. Các thử nghiệm về vắc xin phòng COVID-19 cho thấy, trên những người có bệnh nền tim mạch không thấy các ảnh hưởng nghiêm trọng nhiều hơn so với người không có bệnh nền tim mạch (dù rất hiếm).
Trong mọi trường hợp, người có bệnh lý tim mạch nên thông báo cho các chuyên gia y tế nếu họ đã từng bị phản ứng phản vệ nghiêm trọng đối với một loại vắc xin đường tiêm và họ không nên được tiêm chủng. Những người đã có phản ứng nghiêm trọng với các chất khác (không liên quan đến vắc xin), ví dụ: thuốc uống hoặc động vật có vỏ… vẫn có thể được tiêm vắc xin nhưng sẽ cần được theo dõi tại phòng khám trong vòng 30 phút sau đó. Người bệnh nên tránh tiêm vắc xin trong thời gian bị sốt (bệnh có kèm theo sốt).
Cách phòng ngừa dịch COVID-19 đối với người mắc tim mạch
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, tập thể dục nâng cao sức khoẻ.
- Uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa tim mạch. Hãy lưu số điện thoại của bác sỹ hay các trung tâm chống dịch để được tư vấn khi cần thiết.
- Lắng nghe cơ thể khi thấy các triệu chứng bất thường: ho, sốt, khó thở,... Ngoài những triệu chứng khó thở, ho, sốt mà người nhiễm COVID-19 thường gặp phải, người bệnh tim mạch cần lưu ý thêm đến các triệu chứng đau ngực, nhịp tim không đều. Vì thế, bất cứ khi nào nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh, người bệnh cần gọi điện đến số điện thoại tư vấn phòng dịch để được sàng lọc trước và hướng dẫn đến đúng tuyến bệnh viện khám và chữa trị, tránh lây cho cộng đồng.
- Thực hiện tốt 5K theo hướng dẫn của bộ Y tế.
Hồng Hoa (Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây