Các biện pháp phòng ngừa cong vẹo cột sống cho học sinh
Thứ năm - 27/04/2023 22:38
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị nghiêng, lệch về một phía hoặc bị cong về phía trước hay phía sau, do đó không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường vốn có của nó. Bệnh cong vẹo cột sống chưa nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể làm giảm hoặc mất khả năng học tập và sinh hoạt của trẻ.
Cong vẹo cột sống ở trường học thường phát sinh do sự sai lệch tư thế (ngồi học với bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, mang cặp sách quá nặng về một bên tay, vai; chiếu sáng kém, bắt buộc học sinh phải cúi đầu khi đọc, viết hoặc học nghề); do các tư thế xấu (đi, đứng, ngồi không đúng tư thế); cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi, … Ngoài ra, cong vẹo cột sống còn có thể do trẻ mắc các bệnh liên quan đến cột sống, thể trạng học sinh kém do ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương) hoặc do ngồi, đi đứng quá sớm. Bệnh cong vẹo cột sống thường gặp ở lứa tuổi học sinh. Nếu không được phát hiện sớm để có những biện pháp can thiệp sẽ có những ảnh hưởng đến sức khỏe và hình dáng cơ thể của trẻ. Biện pháp phòng ngừa cong vẹo cột sống: + Trẻ nên đeo cặp trên hai vai. + Bàn ghế phải vững chắc, phù hợp với kích thước cơ thể, lứa tuổi học sinh theo Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT về hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học & Công nghệ và Bộ Y tế. + Tư thế ngồi học ngay ngắn, không cúi đầu quá thấp, không vẹo sang trái hoặc sang phải khi đang ngồi học. + Chỗ ngồi học phải đủ ánh sáng. + Lao động và tập luyện vừa sức, cân đối. + Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý. + Cần khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ tại cơ sở y tế giúp phát hiện sớm bệnh để có thể xử trí và có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...