Tại thành phố Đà Nẵng, dịch sốt xuất huyết đang gia tăng, tính tới ngày 5/6/2022 toàn thành phố đã ghi nhận 1.830 ca sốt xuất huyết (tăng gần 1.700 ca so với cùng kỳ năm ngoái). Trong tuần qua, các ca mắc đều ghi nhận ở hầu hết các quận huyện nhưng tăng cao ở quận Liên Chiểu (59 ca), Cẩm Lệ (36 ca), và huyện Hòa Vang (27ca)…
Mặc dù sốt xuất huyết là bệnh lưu hành quanh năm nhưng hiện nay thời tiết đang diễn biến bất thường, nóng, ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và truyền bệnh nên nguy cơ bùng phát thành dịch trong thời gian sắp đến là rất lớn. Để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát dịch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cùng các trung tâm y tế quận huyện đang tiếp tục tăng cường tổ chức khoanh vùng, điều tra dịch tễ, xử lý vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi, tập trung giám sát các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết cao. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về diệt lăng quăng/bọ gậy, tích cực vận động toàn dân thực hiện vệ sinh môi trường để cùng chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Hãy tìm và loại bỏ ngay các vật dụng có chứa nước đọng
Một trong những biện pháp quan trọng được các chuyên gia khuyến cáo tới cộng đồng là phải diệt muỗi, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi và phòng tránh muỗi đốt từ trong mỗi gia đình để phòng sốt xuất huyết. Mọi người dân cần để ý, sau những đợt mưa, các dụng cụ chứa nước, các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước quanh nhà như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa… cần lật úp để tránh trở thành “căn cứ” cho muỗi sinh sản và phát triển. Mỗi người, mỗi gia đình nên dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp xung quanh nơi mình làm việc, sinh sống, không để có vật chứa đọng nước làm phát sinh lăng quăng/bọ gậy. Thêm vào đó, ở gia đình cần sử dụng bình xịt, nhang, xoa kem xua muỗi, mặc áo quần dài tay cho trẻ, ngủ mùng kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...