1. Đừng vội cho con uống thuốc kháng sinh
Phần lớn trẻ em dù sốt rất cao cũng không cần dùng kháng sinh. Điều trị sốt với loại xi rô chứa paracetamol sẽ có tác dụng (sau khi tư vấn bác sĩ). Kháng sinh chỉ được dùng khi bác sĩ nghi ngờ có nhiễm vi khuẩn gây sốt.
2. Giữ vệ sinh tốt
Điều này giúp giảm thiểu nhiễm trùng. Rửa sạch tay trước và sau bữa ăn là cần thiết.
3. Luôn ăn các sản phẩm còn tươi
Trái cây, nước ép trái cây, thực phẩm tự chế biến là những lựa chọn tốt nhất để tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ.
4. Nếu bé bị nôn và tiêu chảy, tránh ép bé ăn, thay vào đó bổ sung nhiều chất lỏng và nước. Cho bé uống đồ uống điện giải, dung dịch điện giải tự làm với đường, muối, nước ép trái cây hoặc chỉ uống nước để phòng mất nước.
5. Bổ sung men vi sinh trong chế độ ăn của bé. Men này sẽ hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện miễn dịch
6. Hạ nhiệt độ
Để hạ nhiệt độ cho bé, hãy lau người bé với nước ấm. Bạn có thể lặp lại điều này khi nhiệt độ tăng.
7. Theo dõi tiểu tiện của bé
Nếu con bạn không đi tiểu trong vòng 5-6 tiếng, có thể là bé bị mất nước. Trong trường hợp này, cần bổ sung dịch cho bé theo hướng dẫn như trên.
8. Tránh cho bé uống hoặc ăn ngay sau khi bé nôn. Hãy đợi ít nhất 30 phút trước khi cho bé ăn hoặc uống lại.
9. Quan sát các triệu chứng khác
Nếu con bạn không hạ sốt trong 3 ngày, mệt mỏi và nôn 5 tới 6 lần mỗi ngày. Bạn cần đưa bé đi khám. Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu trong trường hợp này là cần thiết.
10. Kiên nhẫn
Khi bé bị sốt bạn cần giữ bình tĩnh và kiên nhẫn để chăm sóc bé tốt hơn.
Nguồn tin: suckhoedoisong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn