TẬP TRUNG NGĂN CHẶN, KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ NGUỒN BỆNH TỪ BÊN NGOÀI

Thứ hai - 05/10/2020 03:01
Sáng 3/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc (3 cấp) của Ban Chỉ đạo Quốc gia. Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta phải có giải pháp rất cụ thể, thực hiện thật nghiêm, giữ tuyệt đối an toàn, không để dịch bùng phát, đây là nhiệm vụ chính trị...
Sáng 3/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc (3 cấp) của Ban Chỉ đạo Quốc gia. Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta phải có giải pháp rất cụ thể, thực hiện thật nghiêm, giữ tuyệt đối an toàn, không để dịch bùng phát, đây là nhiệm vụ chính trị...

Nguy cơ lây nhiễm vẫn thường trực tại các địa phương

     Tại Hội nghị, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, tính đến sáng 3/10, thế giới ghi nhận gần 34,8 triệu người mắc COVID-19, trên 1 triệu người tử vong tại 215 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam trải qua 2 đợt chống dịch lớn vào tháng 3 và tháng 7/2020; hiện ghi nhận 1.096 người mắc và 35 trường hợp tử vong. Đến nay, 31 ngày liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng; 1.020 người được điều trị khỏi.
     “Trên thế giới, chưa có nước nào tự tin có thể phòng, chống dịch COVID-19 tốt nhất. Các trường hợp nhiễm mới đều có xu hướng tăng lên từng ngày. Dự báo, mùa đông năm 2020 tương đối khốc liệt trong công tác phòng, chống dịch của các nước trên thế giới do chưa có vaccine điều trị rộng rãi”- Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.
     Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định, nguy cơ lây nhiễm vẫn thường trực tại các địa phương do vẫn còn mầm bệnh trong cộng đồng; nguồn bệnh từ người nhập cảnh (hợp pháp hoặc trái phép...). Trong khi đó, thời tiết mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh lây lan; người dân, chính quyền đã có tình trạng chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch.
 
0510202

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chủ trì Hội nghị  (Ảnh: VGP/Đình Nam)

Kiểm soát chặt chẽ nguồn bệnh từ bên ngoài
     Về các giải pháp phòng, chống dịch, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị tiếp tục kiên định các biện pháp chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với nhiệm vụ chính là tập trung ngăn chặn, kiểm soát chặt chẽ nguồn bệnh từ bên ngoài.
     Việt Nam tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh qua biên giới, đặc biệt trường hợp nhập cảnh trái phép. Đồng thời, việc kiểm dịch y tế tại cửa khẩu, khai báo y tế bắt buộc thực hiện nghiêm; khuyến cáo sử dụng ứng dụng khai báo, truy vết; phân luồng người nhập cảnh ngay tại cửa khẩu, vận chuyển an toàn về địa điểm cách ly, đặc biệt lưu ý người nhập cảnh từ chuyến bay thương mại.
    Về công tác xét nghiệm, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, ngành Y tế chủ động xây dựng kế hoạch xét nghiệm phát hiện nhiễm virus SARS-CoV-2 trong giai đoạn mới, đảm bảo chính xác, tiết kiệm; có phương án xét nghiệm, giảm thời gian cách ly tập trung đối với các chuyên gia, nhà đầu tư, đối tác thương mại, lao động kỹ thuật cao nhập cảnh vào Việt Nam từ một số quốc gia, khu vực “an toàn”.
Truy vết các trường hợp F1 ngay khi phát hiện ca bệnh
     Theo PGS.TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong chống dịch COVID-19, việc truy vết các trường hợp F1 ngay khi phát hiện ca bệnh là yếu tố cực kỳ then chốt, quyết định, với nguyên tắc truy vết là phải “Thần tốc và triệt để”. Yêu cầu đặt ra là xác định hết các trường hợp F1, không được để sót, lọt, trong thời gian ngắn nhất. Khi truy vết được F1 phải nhanh chóng đưa ngay ra khỏi cộng đồng, kiên quyết không được cho F1 tự cách ly tại nhà.
     Khi xuất hiện các điểm nóng dịch tễ, ổ dịch phức tạp, có các yếu tố dịch tễ khó kiểm soát phải tiến hành khoanh vùng, cách toàn bộ, dập dịch triệt để ở bên trong để ngăn chặn không cho lan rộng trong cộng đồng và không để lây lan sang các vùng khác, địa phương khác.
     Tại hội nghị, Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Tấn Bỉnh đã thông tin về việc thực hiện giải pháp bảo đảm an toàn trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất thực hiện theo Bộ Chỉ số đánh giá tính rủi ro lây nhiễm virus Corona tại doanh nghiệp do UBND Thành phố ban hành. Bộ Chỉ số này đã được áp dụng đến hơn 12.000 doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là kinh nghiệm rất đáng quý.
Hữu Quý
(Nguồn: https://ncov.moh.gov.vn/)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây