TIẾP TỤC THỰC HIỆN 05 ĐIỀU NÀY ĐỂ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
Thứ ba - 14/04/2020 04:25
Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới với số người mắc và tử vong liên tục tăng. Tại Việt Nam, dịch đang được kiểm soát tốt và chưa có ca tử vong nào, tuy nhiên hiện nay đã ghi nhận sự lây lan virus gây bệnh COVID-19 trong cộng đồng dù mức độ lây lan chưa mạnh. Trước tình hình này, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm:
Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới với số người mắc và tử vong liên tục tăng. Tại Việt Nam, dịch đang được kiểm soát tốt và chưa có ca tử vong nào, tuy nhiên hiện nay đã ghi nhận sự lây lan virus gây bệnh COVID-19 trong cộng đồng dù mức độ lây lan chưa mạnh. Trước tình hình này, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm:
1. Hạn chế tối đa ra ngoài
Người dân nên ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19:
Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;
Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…
Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao;
Làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…); cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ... 2. Giữ khoảng cách, đeo khẩu trang
Trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang. Việc đeo khẩu trang sẽ giúp tránh những giọt bắn lớn chứa nhiều loại virus từ người đối diện, còn người bị bệnh thì khẩu trang giúp cản trở phát tán virus ra ngoài. Việc đeo khẩu trang càng cần thực hiện ở chỗ đông người, kể cả trong trường hợp không có dịch bệnh thì nó cũng giúp người dân tránh được các loại bụi, khói, các loại khí thải độc hại trong môi trường.
Không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m (giọt bắn của một người có thể bắn xa 2m). 3. Rửa tay thường xuyên
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, virus đường hô hấp gây những bệnh như COVID-19 lây lan khi dịch nhầy hay dịch tiết đường hô hấp chứa virus xâm nhập vào cơ thể của bạn từ mắt, mũi hay họng, chủ yếu là qua bàn tay. Bàn tay cũng chính là một trong những cách phổ biến nhất khiến virus lây lan từ người này sang người khác. Do đó, một trong những biện pháp rẻ nhất, dễ nhất, và quan trọng nhất để phòng tránh virus lây lan là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.
Tổ chức này cũng khuyến cáo, rửa tay bằng cách xoa tay nhanh rồi tráng nước không thể loại bỏ được hết tất cả virus còn sót lại trên tay. Rửa tay đúng cách là nên rửa tay ít nhất trong vòng 20-30 giây, theo 6 bước. Có một cách rất dễ giúp rửa tay đủ thời gian cần thiết là vừa rửa tay vừa hát bài chúc mừng sinh nhật, đủ hai lần. Còn đối với dung dịch rửa tay khô thì nên sử dụng loại có chứa ít nhất 60% cồn, xoa dung dịch vào tay trong ít nhất 20 giây để làm sạch cả bàn tay. 4. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Vệ sinh nhà cửa, phòng ốc, nơi làm việc cần được thực hiện thường xuyên. Tại các hộ gia đình cần thực hiện vệ sinh theo khuyến cáo của Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế:
1. Khử khuẩn bằng chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite) theo tỷ lệ 10ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước để thành dung dịch có khả năng diệt vi rút, hoặc dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha. Chỉ pha dung dịch đủ dùng trong ngày.
2. Ưu tiên khử khuẩn bằng cách lau rửa. Sử dụng găng tay cao su, khẩu trang khi thực hiện vệ sinh, khử khuẩn.
3. Các bề mặt phải được làm sạch bằng xà phòng và nước trước khi khử khuẩn.
4. Khử khuẩn ít nhất 01 lần/ngày đối với các vị trí nền nhà, tường, bàn, ghế, đồ vật, bề mặt có nguy cơ tiếp xúc và khu vệ sinh.
5. Khử khuẩn ít nhất 02 lần/ngày đối với các vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc điện, bàn phím máy tính, điều kiển từ xa, điện thoại dùng chung. Tắt các thiết bị điện tử, công tắc đèn trước khi khử khuẩn.
6. Bố trí đủ thùng đựng rác có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện.
7. Thực hiện thu gom, xử lý rác thải hằng ngày theo quy định. 5. Khai báo y tế
Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...