BẾ GIẢNG KHÓA ĐÀO TẠO NHÀ CHUYÊN MÔN CAN THIỆP ÂM NGỮ TRỊ LIỆU

Thứ ba - 17/11/2020 21:08
Ngày 14/11/2020, 40 học viên tham gia khóa đào tạo nhà chuyên môn can thiệp âm ngữ trị liệu đã được trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa học. Đây là khóa học đầu tiên tại miền Trung và Tây Nguyên về nội dung can thiệp âm ngữ trị liệu dành cho trẻ tự kỷ được Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng phối hợp với Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức.
Ngày 14/11/2020, 40 học viên tham gia khóa đào tạo nhà chuyên môn can thiệp âm ngữ trị liệu đã được trao giấy chứng nhận hoàn thành khóa học. Đây là khóa học đầu tiên tại miền Trung và Tây Nguyên về nội dung can thiệp âm ngữ trị liệu dành cho trẻ tự kỷ được Bệnh viện Phục hồi chức năng Đà Nẵng phối hợp với Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức.
          PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Ngọc Dung, nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, năm 2010, TRINH Foundation Australia – một tổ chức thiện nguyện, phi lợi nhuận của Úc đã phối hợp với Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức 2 khóa đào tạo chuyên viên ngôn ngữ trị liệu cho 33 học viên sau đại học trên cả nước. Ngoài ra, tổ chức này còn có một khóa đào tạo khác 10 tháng cho 32 học viên vào năm 2016 – 2017. Đây là những khóa học đầu tiên với mục đích cải thiện chất lượng sống cho người lớn và trẻ em bị rối loạn giao tiếp và nuốt ở Việt Nam. Với những chuyên viên được đào tạo bài bản từ những khóa đào tạo này, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổ chức được 8 khóa đào tạo lại cho các học viên trên khắp cả nước.
 
1811201
(Bế giảng khóa đào tạo)

          Nhà chuyên môn can thiệp âm ngữ trị liệu là khóa đào tạo dành cho các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, giáo viên môn giáo dục đặc biệt, các nhà tâm lý, công tác xã hội. Các giảng viên đến từ nhiều nơi trên cả nước như Bệnh viện Nhi đồng 1, Trung tâm phát triển hòa nhập Nhân Hòa, Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP. Hồ Chí Minh...
          Khóa học diễn ra trong 2 tháng với 2 học phần, trong đó phần lý thuyết giới thiệu các mô hình can thiệp trẻ tự kỷ, các biện pháp quản lý hành vi của trẻ tự kỷ, các can thiệp nhằm phát triển khả năng ăn uống, giao tiếp cho trẻ cũng như hướng dẫn, tư vấn cho phụ huynh cách chăm sóc trẻ. Trong phần thực hành, các học viên được quan sát trực tiếp cách tiếp cận của giáo viên lâm sàng với trẻ, cách chơi với trẻ và can thiệp trực tiếp trên trẻ.
          Sau thời gian đào tạo, các học viên đã được trang bị đầy đủ các kiến thức về trẻ rối loạn phổ tự kỷ cũng như được can thiệp trực tiếp trên trẻ. Tuy nhiên, theo ThS. Hoàng Văn Quyên, giảng viên của khóa học thì các học viên cần phải cập nhật kiến thức liên tục về lĩnh vực này để có thể hỗ trợ cho những trẻ tự kỷ và cha mẹ của các em một cách tốt nhất.
 
1811202
(40 học viên được trao giấy chứng nhận hoàn thành khoá học, trong đó có 6 học viên đạt kết quả xuất sắc)

          Như vậy, khóa đào tạo nhà chuyên môn can thiệp âm ngữ trị liệu sẽ giúp can thiệp tốt hơn cho trẻ tự kỷ, căn bệnh có tỷ lệ mắc ngày càng cao tại nước ta. Điều này còn rất có ý nghĩa cộng đồng, giúp trẻ chuẩn bị hành trang tốt nhất để hòa nhập với xã hội
          Phát biểu tại lễ bế giảng, PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Dung nhấn mạnh, sau khóa học, các học viên được trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức, học thuật để làm việc với trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, muốn thực hành tốt, các học viên cần phải tham quan, học tập các mô hình chuẩn, quy trình chuẩn về can thiệp âm ngữ trị liệu chứ không phải áp dụng theo suy nghĩ của chính mình thì hiệu quả sẽ không cao. Bên cạnh đó, các địa phương cần xây dựng được cơ sở vật chất theo đúng mô hình thì việc áp dụng can thiệp cho trẻ tự kỷ sẽ có hiệu quả cao hơn.
                                                                                       Hải Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây