Phòng chống tai nạn thương tích để đảm bảo quyền được sống của trẻ em

Thứ năm - 13/06/2024 05:44
“Phòng, chống tai nạn thương tích để đảm bảo quyền được sống của trẻ em” là thông điệp truyền thông hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 được UBND thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 10/5/2024. Tháng hành động vì trẻ em là dịp để chúng ta cùng nhau nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả công tác trẻ em trên địa bàn thành phố.
Tai nạn thương tích là sự việc xảy ra ngoài ý muốn của chủ thể, do tác nhân bên ngoài, gây nên những tổn thương về thể chất và tinh thần. Tai nạn thương tích thường dễ xảy ra ở trẻ em do tính hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm cũng như hạn chế về kiến thức, kỹ năng phòng ngừa. Tai nạn thương tích là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng ở trẻ cả về sức khỏe và về tình thần. Chính vì vậy, việc đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
tai nạn thuong tích 1

Để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, trước tiên cần dạy cho trẻ hiểu: tai nạn thương tích là khó tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày, điều quan trọng là chúng ta xử lý ra sao. Trẻ cần phân biệt, nhận biết những nơi có thể gây nguy hiểm. Biết thận trọng khi chơi với những đồ vật có thể gây nguy hiểm như: cây, gậy, dao, kéo, súng đồ chơi…; biết cách phòng tránh và xử lý khi bị ngã, chảy máu: học cách xử lý khi bị thương nhẹ, cách sơ cứu khi bị chảy máu, biết cách tìm sự trợ giúp khi xảy ra các tình huống tai nạn; phòng tránh và xử lý khi bị gãy tay, chân, cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi ở nhà một mình, khi đi chơi, khi ở trường học…; phòng tránh và xử lý khi bị bỏng…
Một số biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích để hạn chế nguy cơ bị tai nạn thương tích trẻ em như sau:
Phòng ngừa tai nạn giao thông: Tại nhà và trường học phải có cổng, hàng rào, chú ý đóng cổng, không cho trẻ chạy ra đường chơi; hướng dẫn các bé thực hiện luật an toàn giao thông; tuyên truyền phụ huynh không đi xe máy trong sân trường.
Phòng ngừa đuối nước: Trẻ em cần rèn luyện thể lực và biết bơi theo quy định; khi đi bơi phải tuân thủ quy tắc an toàn; không cho trẻ ra gần ao hồ, sông suối một mình; ở vùng lũ, học sinh đi học qua sông suối phải có người lớn đưa và phải đảm bảo an toàn; khi đi đò, thuyền,... phải mặc áo phao bảo hộ; giếng, bể nước phải có nắp đậy an toàn.
TNTT trẻ em 2

Phòng ngừa té ngã: Sân, nền nhà cần bằng phẳng và không bị trơn trượt; cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can; không cho trẻ chơi gần những nơi không an toàn như tường nhà có nguy cơ sập xuống; cây cần có hàng rào để ngăn trẻ không cho leo trèo.
 
TNTT trẻ em 3

Phòng ngừa bạo lực, đánh nhau: Tăng cường giáo dục nâng cao kiến thức và nâng cao ý thức cho các em học sinh tránh việc đùa giỡn quá mức, xô đẩy, đánh nhau trong khuôn viên nhà trường. Quy định và giám sát chặc chẽ nhằm đảm bảo học sinh không mang theo các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, kéo, súng cao su… khi đến trường. Thầy, cô thường xuyên theo dõi, giám sát, giáo dục cho các em học sinh nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động vui chơi và học tập.
Phòng ngừa điện giật: Luôn kiểm tra các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ điện ở thấp không cho trẻ nghịch; hệ thống điện phải an toàn, không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao; dạy trẻ tránh xa dây điện đứt rơi xuống, không trèo cột điện, thả diều gần đường dây điện; hướng dẫn trẻ không trú, nấp dưới gốc cây to khi trời mưa đề phòng sét đánh..
Phòng ngừa bỏng: làm cửa chắn quanh khu vực nấu ăn, để xa tầm với của trẻ em thức ăn, đồ uống mới nấu như canh, nước sôi, phích nước nóng, vật dễ cháy nổ (ga, xăng, cồn…); hướng dẫn trẻ em không nghịch lửa và các vật dễ cháy nổ như diêm, bật lửa, xăng dầu.
Phòng ngừa ngộ độc ở trẻ: Thức ăn đảm bảo tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn có độc; không sử dụng vật dụng chứa hóa chất để đựng thức ăn; không sử dụng các vật ụng đựng đồ ăn, thức uống đề chứa các hóa chất (xăng, dầu, cồn…); bảo quản tốt thuốc hóa, chất tại trường học: dán nhãn cảnh báo, cất đúng nơi quy định, khóa kín, để ngoài tầm tay của trẻ; cho trẻ uống thuốc khi có hướng dẫn của bác sĩ, cán bộ y tế có chuyên môn.
Phòng ngừa hóc, tắt nghẽn đường thở: Cho trẻ ăn thức ăn đã được nghiền nhuyễn, không lẫn xương, lẫn hạt; để ngoài tầm tay trẻ em các vật dễ nuốt như đồng xu, kim băng, cúc áo, hạt trái cây; khi ăn cơm, bột không để trẻ ngã đầu về phía sau và không để trẻ nhỏ vừa ăn vừa cười đùa; dạy trẻ không nên chơi trò dùng túi ni lông, chăn, gối để chụp lên đầu.
Phòng tránh vật sắt nhọn cắt, đâm: để lên cao, an toàn, hoặc có giá treo ngoài tầm tay của trẻ các vật dung sắt nhọn trong gia đình như dao, kéo, cưa, rìu…, không cho trẻ chơi với các vật dụng sắc nhọn hoặc chơi ơ nơi có nhiều vật dụng sắc nhọn xung quanh như mảnh kính vỡ, đá nhọn..
Phòng tránh động vật cắn: chú ý không cho trẻ trêu chọc các con vật như chó, mèo, không phá tổ ong.., dạy trẻ không chơi gần bụi rậm đề phòng rắn cắn; đi ra ngoài buổi tối nên có đèn hoặc khuya gậy khi đi qua bụi rậm; tiêm phòng đầy đủ các vật nuôi như chó, mèo./.
BS. Nguyễn Thị Ngọc Hà
(Khoa SKMT-YTTH)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây