Năm 2024, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ghi nhận sự gia tăng cao bất thường số trường hợp mắc bệnh Đậu mùa khỉ (mpox) tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, khoảng 15.600 trường hợp mắc, trong đó có trên 537 trường hợp tử vong.
Khi COVID-19 là bệnh nhóm B, việc giám sát COVID-19 sẽ lồng ghép vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, đồng thời, lồng ghép tiêm vaccine COVID-19 vào buổi tiêm chủng thường xuyên...
Theo Cục Y tế dự phòng, Bệnh Sốt vàng là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm A do vi rút thuộc họ Flaviviridae gây ra với tỷ lệ tử vong có thể đến 50%. Bệnh lây truyền theo đường máu do muỗi vằn Aedes aegypti đốt, hút máu người và động vật nhiễm bệnh, sau đó đốt và truyền vi rút cho người lành. Đây cũng là loại muỗi truyền bệnh Sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika.
Nhằm phát hiện sớm trường hợp nhiễm Đậu mùa khỉ, đáp ứng khẩn cấp, xử trí kịp thời không để dịch lây lan, bùng phát ra cộng đồng, Sở Y tế đã sớm ban hành Phương án 4339/PA-SYT ngày 6 tháng 9 năm 2022 đáp ứng phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ (tạm thời) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đồng thời ban hành văn bản yêu cầu các cơ sở y tế phải rà soát, đảm bảo sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, vật tư để đáp ứng với các tình huống của dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Bệnh đậu mùa khỉ là gì? Đậu mùa khỉ là một bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh lây nhiễm từ động vật do vi rút gây ra, có nghĩa là bệnh có thể lây lan từ động vật sang người. Bệnh cũng có thể lây truyền giữa người với người.
Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương thực hiện nghiêm các văn bản về phòng chống dịch COVID-19 với người nhập cảnh; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19, xử lý kịp thời ngay tại cửa khẩu...
Để đảm bảo quyền của người dân được cấp giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin và hộ chiếu vắc xin khi tham gia tiêm chủng COVID-19, mới đây Bộ Y tế đã có văn bản số 2228/BYT-CNTT ngày 01/05/2022 về hộ chiếu vắc xin gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố để quán triệt về quyền lợi của người dân đối với giấy xác nhận tiêm chủng COVID-19 và hộ chiếu vắc xin.
Bộ Y tế cho biết: Người dân đã tiêm vaccine phòng COVID-19 và được cơ sở tiêm chủng cập nhật dữ liệu lên hệ thống, được xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được ký số xác nhận hộ chiếu vaccine mà không phải làm thủ tục gì thêm.
Trong hướng dẫn mới nhất ngày 15/4 về điều chỉnh định nghĩa ca bệnh COVID-19 và biện pháp y tế đối với ca bệnh COVID-19 và người tiếp xúc gần (F1) của Bộ Y tế, F1 không còn phải cách ly.
Hiện nay, số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 ở nước ta vẫn ở mức cao, biến thể Omicron đã được ghi nhận trong cộng đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân được tiêm chủng vắc xin COVID-19 cũng đã đạt mức cao trên toàn quốc (là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin COVID-19 cao trên thế giới), số ca bệnh nặng và tử vong do COVID-19 vẫn đang được kiểm soát. Tiếp tục thực hiện chủ trương “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19”, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) đã ban hành Công văn số 1265 ngày 15/3/2022, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh vào Việt Nam như sau:
Vùng đỏ (cấp độ 4) trong trạng thái “bình thường mới” được xác định như thế nào? Quy định ra vào vùng đỏ trong trạng thái “bình thường mới” ra sao? Những người đã tiêm 3 mũi vắc-xin Covid-19 có được ra vào vùng đỏ?
Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh Việt Nam (trừ trường hợp người nhập cảnh vào làm việc ngắn ngày và các trường hợp nhập cảnh khác theo quy định của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế hoặc có thoả thuận hợp tác song phương) như sau:
Trong hướng dẫn tạm thời chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Y tế đưa ra 6 biện pháp chuyên môn y tế mà các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần có kế hoạch triển khai và thực hiện để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19
Theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, 4 cấp độ dịch gồm cấp 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới) màu xanh; cấp 2 (nguy cơ trung bình) màu vàng; cấp 3 (nguy cơ cao) màu cam, cấp 4 (nguy cơ rất cao) màu đỏ được phân chia dựa theo số lượng ca mắc và số người đã được tiêm vaccine.
Bộ Y tế có văn bản gửi UBND TP.HCM, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xét nghiệm, cách ly phòng chống dịch COVID-19 với người di chuyển giữa các vùng nguy cơ.
UBND thành phố vừa ban hành Quyết định số 2905/QĐ-UBND về việc tiếp tục áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống Covid-19 theo Chỉ thị số 05/CT-UBND. Theo đó, từ 8 giờ ngày 5-9-2021 cho đến khi có thông báo mới, tiếp tục áp dụng các biện pháp cấp bách để phòng, chống Covid-19 trên địa bàn thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 05/CT-UBND của Chủ tịch UBND thành phố theo từng cấp độ nguy cơ (vùng đỏ, vùng vàng và vùng xanh).
TNgày 25-8 Bộ Y tế có văn bản số 7020/BYT-MT về cách ly phòng, chống COVID-19 đối với trẻ em. Công văn này thay thế Công văn số 897/BYT-MT ngày 07/02/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn cách ly y tế cho trẻ em dưới 15 tuổi.
Về việc thực hiện thí điểm cách ly người nhập cảnh đủ điều kiện tại Quảng Ninh, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ: “bao giờ thí điểm cũng có những khó khăn, nhưng cũng có thuận lợi. Tinh thần là vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để làm sao ngày càng tốt hơn, đảm bảo mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội”.
Chiều 28-6, chủ trì cuộc họp về phòng, chống Covid-19, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Quang Nam yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, trong đó tập trung vào việc kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài.