Vừa qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP. Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thừa Thiên Huế tổ chức điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV lưu động (PrEP lưu động) cho nhóm người có nguy cơ cao.
Năm nay, thực hiện kế hoạch Tháng cao điểm hành động dự phòng lây truyền mẹ - con do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phát động, đồng loạt các cơ sở y tế công lập và các bệnh viện tư nhân đã triển khai nhiều hoạt động tăng cường quảng bá và đánh giá hiệu quả của chương trình.
HIV lây qua 3 đường: Đường máu, đường tình dục và mẹ truyền sang con. Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là một biện pháp hiệu quả nhất, có tính nhân văn nhất làm giảm tỷ lệ trẻ bị nhiễm HIV, tiến tới không còn trẻ nhiễm mới.
Liên đoàn Lao động thành phố vừa tổ chức tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS cho 150 công nhân lao động tại các tổ công nhân tự quản khu nhà trọ trên địa bàn phường Thọ Quang, Sơn Trà.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đà Nẵng đã tổ chức đêm sự kiện điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với chủ đề “LET’S ON PREP” với sự tham dự của các đại biểu các cấp có liên quan và gần 100 đại biểu cộng đồng là nhân viên tiếp cận cộng đồng và những người có nguy cơ cao trong cộng đồng.
Hiện nay, để phát hiện người bệnh có bị nhiễm HIV hay không, một cách chính xác và duy nhất đó là tiến hành xét nghiệm HIV tại những cơ sở uy tín trong ngành y tế. Bên cạnh đó, nếu như bạn nghi ngờ hoặc muốn bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh thì thực hiện xét nghiệm là điều nên làm.
Trong năm 2023, một trong những mục tiêu cụ thể mà thành phố Đà Nẵng hướng tới trong công tác phòng, chống HIV/AIDS đó là triển khai đẩy mạnh việc tiếp cận dịch vụ xét nghiệm để phát hiện sớm HIV, trong đó đẩy mạnh thực hiện mô hình xét nghiệm HIV online tại nhà cho người dân, người có nguy cơ cao trong cộng đồng. Bởi người nhiễm HIV nếu được phát hiện sớm, sẽ tiếp cận điều trị sớm và tuân thủ điều trị thì không còn là “án tử” nữa, họ vẫn hoàn toàn có thể có cuộc sống như bình thường.
Từ ngày 01 tháng 5 năm 2023, Thông tư số 04/2023/TT-BYT bắt đầu có hiệu lực thi hành, trong đó có quy định việc thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính phải được thực hiện chậm nhất là 72 giờ làm việc kể từ khi người chịu trách nhiệm thông báo kết quả xét nghiệm.
Ngay sau khi Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo về hiệu quả của điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP), Việt Nam đã tổ chức thí điểm và sau đó nhân rộng mô hình do có những tín hiệu rất lạc quan.
Trong những năm gần đây, dịch HIV/AIDS đang có xu hướng trẻ hóa và tăng nhanh ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Lứa tuổi dễ mắc HIV/AIDS nhất là các sinh viên, bởi các bạn vừa thoát khỏi sự kiểm soát chặt chẽ của gia đình để đến với một môi trường mới nhiều cám dỗ, cộng thêm việc các bạn đang trong thời tuổi trẻ yêu đương bồng bột và sự hiểu biết về HIV/AIDS còn rất hạn chế. Vì vậy, tăng cường các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho nhóm đối tượng này là một trong những ưu tiên hiện nay tại thành phố Đà Nẵng.
Từ tháng 9/2015, WHO khuyến cáo những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nên sử dụng PrEP (dự phòng trước phơi nhiễm HIV). Tính tới thời điểm hiện tại, PrEP là một biện pháp dự phòng HIV có hiệu quả đáng kinh ngạc. Có thể nói, PrEP đang trở thành một trong những kỳ vọng chấm dứt HIV toàn cầu.
Nhìn bề ngoài, ngay cả bác sĩ cũng không thể biết được một người có nhiễm HIV hay không. Do thời kỳ ủ bệnh kéo dài nhiều năm nên người nhiễm HIV vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm do đó là cách duy nhất để biết có nhiễm HIV hay không.
PrEP là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho người có hành vi nguy cơ cao nhưng chưa nhiễm HIV, uống thuốc kháng virus hàng ngày hoặc theo tình huống để phòng lây nhiễm HIV...
HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú. Nếu người nhiễm HIV không được điều trị thì có thể dẫn đến AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).
HIV không chỉ gây ra những tác hại về mặt sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Phụ nữ bị nhiễm HIV khi mang thai sẽ có tỷ lệ lây truyền sang con là rất cao (khoảng 30%).
Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút (PrEP) là biện pháp đang được áp dụng rất phổ biến. Đây là cách đơn giản nhất, có thể giảm tới hơn 90% nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), người chuyển giới nữ (TGW); phụ nữ bán dâm…
Từ năm 2014, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo các quốc gia về triển khai PrEP là một lựa chọn dự phòng quan trọng cho những người có nguy cơ cao nhiễm HIV.
Với mục đích giúp cho người dân tiếp cận nhanh hơn với các dịch vụ phòng ngừa HIV, mô hình xét nghiệm HIV tại nhà đã được triển khai ở nhiều tỉnh thành trên cả nước và đã đem lại hiệu quả tích cực. Tại thành phố Đà Nẵng, mô hình này bắt đầu từ triển khai ngày 01/5/2022.
Mong muốn lớn nhất của các bậc cha mẹ là: Trẻ em của chúng ta sinh ra và lớn lên khỏe mạnh, không bị mắc các bệnh có thể phòng tránh được, trong đó có các bệnh lây truyền từ mẹ sang con!