Bổ sung dinh dưỡng cho người nhiễm HIV- giúp nâng cao chất lượng cuộc sống
Thứ năm - 12/10/2023 00:05
Dinh dưỡng là yếu tố cần thiết đối với người nhiễm HIV. Vì người nhiễm HIV ở các giai đoạn đều cần dinh dưỡng đúng và cân bằng để cải thiện chất lượng cuộc sống
Dinh dưỡng hợp lý giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để có khả năng chống chọi với bệnh tật, nhờ đó cơ thể có đủ năng lượng để sử dụng thuốc điều trị một cách hiệu quả. Khi không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ bị yếu và không đảm bảo các chức năng, bệnh nhân sẽ bị sụt cân, hao mòn và suy dinh dưỡng. Hiện tượng này rất phổ biến ở bệnh nhân HIV/AIDS làm cho bệnh nhân nặng thêm. Do vậy cần hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân HIV trong quá trình điều trị và hướng dẫn tại cộng đồng. Dinh dưỡng hợp lý giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để có khả năng chống chọi với bệnh tật, nhờ đó cơ thể có đủ năng lượng để sử dụng thuốc điều trị một cách hiệu quả. Khi không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ bị yếu và không đảm bảo các chức năng, bệnh nhân sẽ bị sụt cân, hao mòn và suy dinh dưỡng. Hiện tượng này rất phổ biến ở bệnh nhân HIV/AIDS làm cho bệnh nhân nặng thêm. Do vậy cần hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân HIV trong quá trình điều trị và hướng dẫn tại cộng đồng. Dinh dưỡng là yếu tố cần thiết đối với người nhiễm HIV. Vì người nhiễm HIV ở các giai đoạn đều cần dinh dưỡng đúng và cân bằng để cải thiện chất lượng cuộc sống như sau: - Duy trì cân nặng và sức mạnh của cơ thể; Bù đắp sự mất vitamin và chất khoáng; Cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch và khả năng chống lại nhiễm trùng.
- Kéo dài thời gian chuyển sang giai đoạn AIDS; Có đủ sức để có thể tự chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình. Có khả năng lao động, làm việc để tạo nguồn thu nhập cho gia đình. Chế độ ăn và tập luyện có thể giúp giảm những triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi và các rối loạn chuyển hóa thường gặp ở bệnh nhân HIV. Hỗ trợ về dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho nên cần thực hiện ngay từ giai đoan đầu tiên khi chưa có triệu chứng, cũng như trong tất cả các giai đoạn sau của bệnh giúp giữ cân nặng, số lượng tế bào cơ thể, khả năng miễn nhiễm, phòng ngừa và làm bệnh chậm chuyển sang giai đoạn nặng hơn. - Dinh dưỡng tốt còn góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến dinh dưỡng kém ở người nhiễm HIV: - Người bệnh HIV/AIDS thường ăn không đủ vì: Khó ăn, khó nuốt vì đau họng, đau miệng; Buồn nôn, nôn; Kém ngon miệng do mệt mỏi, chán nản và thay đổi vị giác; Thiếu hiểu biết về dinh dưỡng, đặc biệt là dinh dưỡng hồi phục sau ốm; Tác dụng phụ của thuốc. - Kém hấp thu chất dinh dưỡng: Thực phẩm khi ăn vào sẽ được tiêu hóa thành những chất dinh dưỡng. Những dưỡng chất này sẽ được hấp thu qua thành ruột vào máu và được đưa đến các cơ quan và các mô theo nhu cầu để sử dụng. Một trong những hậu quả của nhiễm HIV là thành ruột bị tổn thương, vì thế thực phẩm không thể hấp thu một cách bình thường. - Mất quá mức các chất dinh dưỡng: Tiêu chảy là tình trạng rất thường xảy ra ở người nhiễm HIV/AIDS. Khi bị tiêu chảy, thức ăn sẽ được di chuyển nhanh trong lòng ruột nên sẽ không được tiêu hóa tốt và sẽ có ít chất dinh dưỡng được hấp thu. Giảm thực phẩm ăn vào và hấp thu dưỡng chất kém sẽ dẫn đến sụt cân và suy dinh dưỡng. Nhìn chung người nhiễm HIV sẽ tăng nguy cơ suy dinh dưỡng vì tăng sử dụng và giảm hấp thu các chất dinh dưỡng; thiếu dinh dưỡng làm tăng sự nhạy cảm với nhiễm trùng cơ hội và tăng mức độ tiến triển sang AIDS tạo nên vòng xoắn giữa dinh dưỡng kém và nhiễm trùng ở người nhiễm HIV. Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho người nhiễm HIV: - Người nhiễm HIV chưa có triệu chứng: nhu cầu năng lượng tăng 10%, tương đương tăng thêm 1 chén cơm kèm thức ăn hoặc thêm 1 bữa phụ. - Người nhiễm HIV có triệu chứng: nhu cầu năng lượng tăng 20-30%, tương ứng khoảng 460-690 Kcal, tương đương tăng thêm 2-3 chén cơm kèm thức ăn giàu đạm, béo hoặc thêm 2-3 bữa phụ. Người nhiễm HIV/AIDS cần phải tăng cường dinh dưỡng. Đây là một trong những biện pháp giúp tăng cường chất lượng sống của họ trong cộng đồng./. Phước Bình (Tổng hợp)
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...