Bệnh Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn Bạch hầu gây ra.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng trực thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng là đơn vị đầu ngành của thành phố về lĩnh vực Quan trắc môi trường lao động, với đầy đủ chức năng, cơ sở vật chất, thiết bị và nhân lực thực hiện quan trắc môi trường lao động cho tất cả các ngành nghề sản xuất, cơ sở sản xuất và y tế trên phạm vi toàn thành phố và một số địa phương lân cận.
Nhiễm giun, sán khó nhận biết nhưng để lại hậu quả nặng nề với con người như gây rối loạn tiêu hóa; ngứa ngáy lâu ngày dẫn tới mất ngủ…Tình trạng nặng dẫn đến mù mắt, áp xe gan, áp xe phổi, thủng ruột, viêm phúc mạc, phù não, viêm não, xuất huyết não, liệt nửa người... Để phòng bệnh, người dân cần giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, ăn chín, uống chín, thực hiện tẩy giun định kỳ…để phòng bệnh.
Mang thai là kết quả của việc duy trì nòi giống một cách tự nhiên. Chuẩn bị trước mang thai là việc làm cần thiết để con sinh ra được phát triển toàn diện.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do nhiều loại virus gây nên, đa phần trẻ mắc tay chân miệng có diễn biến nhẹ, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như: sốc, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong.
Bạo lực gia đình đã và đang là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em, làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho các thành viên trong gia đình mà còn vi phạm nghiêm trọng các quyền con người.
“Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới” được tổ chức hàng năm vào tuần cuối cùng của tháng 4 nhằm mục đích thúc đẩy việc sử dụng vắc-xin để bảo vệ mọi người ở mọi lứa tuổi chống lại bệnh tật. Tiêm chủng giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm và được công nhận là một trong những can thiệp y tế thành công nhất trên thế giới.
Bệnh phụ khoa luôn là nỗi ám ảnh thầm kín đối với phụ nữ. Đối với các chị em trong độ tuổi sinh sản đều có khả năng mắc bệnh phụ khoa. Bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, tăng nguy cơ ung thư.
Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em. Theo Bộ Y tế hướng dẫn này được áp dụng tại các cơ sở tiêm chủng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.
Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, trong những năm gần đây các ca mắc mới được phát hiện có xu hướng gia tăng. Do bệnh diễn biến thầm lặng nên đa số khi được phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn khá muộn. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư nhưng việc phát hiện sớm vẫn là biện pháp quan trọng giúp 1/3 bệnh nhân ung thư có cơ hội được điều trị sớm, hiệu quả cao hơn.
Đa số các phản ứng của cơ thể với vaccine COVID-19 đều ở thể nhẹ và không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, có một vài phản ứng hiếm gặp sau tiêm mà phụ huynh cần phát hiện sớm để đưa trẻ tới cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời, tránh tình trạng trở nặng, nguy kịch.
Cúm là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Bệnh cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nhập viện và tử vong. Ngay cả những người trưởng thành trẻ tuổi, khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh và có thể lây nhiễm cho những người dễ bị tổn thương hơn… Do đó, việc tiêm phòng cúm là rất quan trọng.
Khám phụ khoa là nhu cầu thiết yếu đối với phụ nữ, đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh sản nhằm phát hiện sớm tình trạng viêm nhiễm, bệnh phụ khoa hay các dấu hiệu ung thư.
Người đã từng mắc COVID-19 đa số sẽ hồi phục sau vài tuần. Tuy nhiên sau đó, những người này vẫn có nguy cơ tái nhiễm hoặc có thể gặp những triệu chứng hậu COVID kéo dài nhiều tháng sau khi đã khỏi bệnh. Để ngăn ngừa việc nhập viện liên quan đến COVID-19, tất cả những người đủ điều kiện nên tiêm vắc xin ngay khi có thể, kể cả những người đã bị nhiễm SARS-CoV-2 trước đó.
Tiêm chủng mở rộng là dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Vắc xin dùng trong dự án tiêm chủng mở rộng là hoàn toàn miễn phí, an toàn và hiệu quả để phòng bệnh cho trẻ em. Tiêm vắc xin phòng bệnh có vai trò, lợi ích quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ.
Theo Bộ Y tế người có dấu hiệu nghi nhiễm SARS-CoV-2 cần được sàng lọc, phát hiện sớm để tránh lây nhiễm và làm tăng nặng tình trạng bệnh khác, đặc biệt người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao, khu hồi sức tích cực, lọc máu và hậu phẫu...
Bộ Y tế cho biết: Người dân đã tiêm vaccine phòng COVID-19 và được cơ sở tiêm chủng cập nhật dữ liệu lên hệ thống, được xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được ký số xác nhận hộ chiếu vaccine mà không phải làm thủ tục gì thêm.
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là gây miễn dịch chủ động do kháng thể được sinh ra và theo thời gian sau khi tiêm vắc xin khoảng 4-6 tháng, kháng thể sinh ra từ các liều vắc xin cơ bản bị suy giảm dần. Vì vậy việc tiêm mũi vắc xin bổ sung, nhắc lại nhằm tăng mức độ phản ứng miễn dịch làm cho kháng thể trong cơ thể lại được tăng lên nhằm chống lại tác nhân gây bệnh là rất quan trọng.
Trải qua hơn 3 năm phòng, chống đại dịch COVID-19, với tinh thần đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, Việt Nam đã vượt qua...