Một điều rất quan trọng là khi sử dụng dầu ăn phải chú ý cho dầu vào thực phẩm ở thời điểm nào. Khi sơ chế nguyên liệu, nên cho gia vị vào trước rồi mới thêm dầu ăn, như vậy mới đảm bảo cho gia vị ngấm vào thức ăn. Có thể cho dầu ăn khi thức ăn đã chín, bắc ra khỏi bếp để dậy mùi thức ăn hơn.
WHO đã chính thức khuyến nghị tới Chính phủ các nước để tiến hành nhiều hành động nhằm khuyến khích người dân tiếp cận thức ăn lành mạnh thông qua biện pháp đánh thuế vào đồ uống có đường để định hướng tiêu dùng.
Thừa cân béo phì là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm và hiện nay đang có xu hướng tăng nhanh tại các thành phố lớn ở cả người lớn và trẻ em. Béo phì ở trẻ em rất nguy hiểm, không chỉ có nhiều nguy cơ trở thành người lớn béo phì mà còn mang đến một tương lai nhiều bệnh tật và hệ lụy xấu khi trưởng thành. Vì thế, cha mẹ cần nhận biết những dấu hiệu bệnh béo phì ở trẻ em nhằm có các biện pháp phòng tránh kịp thời.
Thực hiện Công văn số 1239/DP-YTDD ngày 04/11/2022 của Cục Y tế dự phòng về việc tổ chức cho trẻ uống bổ sung vitamin A và tẩy giun đợt 2 năm 2022, và công văn số 969/VDD-PEM ngày 06/12/2022 của Viện Dinh dưỡng về việc triển khai Chiến dịch uống bổ sung Vitamin A liều cao đợt 2/2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Đà Nẵng đã ban hành công văn số 2074/KH-TTKSBT ngày 20/12/2022 về việc triển khai Chiến dịch bổ sung vitamin A tháng 12 năm 2022 cho trẻ 6-36 tháng tuổi tại thành phố Đà Nẵng.
Hưởng ứng Ngày toàn dân mua và sử dụng muối I-ốt (02/11/2022) Từ lâu việc sử dụng muối I-ốt đã được tuyên truyền và phổ biến cho từng gia đình, đặc biệt là nhóm đối tượng học sinh và phụ nữ, cần tích cực sử dụng muối I-ốt trong bữa ăn hàng ngày để không bị mắc các bệnh rối loạn do thiếu I-ốt gây ra.
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, của gia đình và của toàn xã hội, đồng thời là mục tiêu phát triển, là nhân tố quyết định để đạt được sự phát triển bền vững. Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe người dân là trách nhiệm của mỗi người dân, của gia đình và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền, đoàn thể, các ngành.
Chăm sóc sức khỏe trẻ em là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ Việt Nam, trong đó chăm sóc dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ trong những năm tháng đầu đời, là tiền đề cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần trong những năm tháng về sau. Chính vì lẽ đó, WHO khuyến cáo cho trẻ bú sớm ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho bú kết hợp với các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho đến khi trẻ được ít nhất 2 tuổi.
Sữa mẹ được tạo ra trong những tháng cuối của thời kỳ mang thai và được tiết ra sớm ngay sau khi sinh. Do vậy cần cho con bú sớm trong vòng 30 phút đến 1 giờ đầu sau khi sinh, điều này sẽ giúp cho trẻ khỏe mạnh.
1000 ngày đầu đời của trẻ được ví là 1000 ngày vàng, được tính bằng thời gian mang thai của bạn cộng với 2 năm đầu tiên của trẻ. Đầu tư vào chăm sóc và dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này chính là sự đầu tư tốt nhất cho sự phát triển cả đời của trẻ. Giai đoạn này được xem là cơ hội để chăm sóc dinh dưỡng, qua đó thiết lập nền tảng cho sức khỏe, trí thông minh và trí tuệ cảm xúc nói chung của một con người.
Viêm là phản ứng bình thường của cơ thể đối với nhiễm trùng, bệnh tật và chấn thương. Nhưng khi bị viêm mạn tính tồn tại trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe khác.
Tay-Chân-Miệng (TCM) thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 3 tuổi và bệnh thường nhẹ. Thông thường trẻ mắc bệnh được điều trị tại nhà, phụ huynh cần lưu ý những điều sau để chăm sóc trẻ đúng cách, tránh biến chứng nặng.
Ngày 30/11/2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 4976/QĐ-BYT về việc phê duyệt phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi” (gọi tắt là Phần mềm dinh dưỡng).
Trẻ ở lứa tuổi mầm non có sự phát triển cả về thể chất, trí tuệ, vận động hay thói quen ăn uống. Trẻ ở trong độ tuổi này bắt đầu thể hiện được sự độc lập, ham học hỏi và khám phá thế giới xung quanh. Đồng thời trẻ cũng đã xuất hiện những hành vi bắt chước người lớn bao gồm cả thói quen ăn uống. Vì vậy, việc xây dựng và chăm sóc chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ giúp trẻ có thói quen lành mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển.
Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ em, các chuyên gia cho rằng, giai đoạn 1.000 ngày đầu đời kể từ khi người mẹ bắt đầu mang thai cho đến khi trẻ tròn 2 tuổi là thời điểm vàng quyết định sự phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ của trẻ nếu có chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng. Nếu thiếu vi chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng đặc biệt là với phụ nữ và trẻ em.
Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ, đặc biệt là phát triển của các mô trong hệ cơ xương. Vitamin A giúp duy trì cấu trúc bình thường của da và niêm mạc, bảo vệ mắt, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ở trẻ.
Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, nó cần thiết cho hầu hết các hoạt động bình thường của cơ thể. Tuy vitamin D quan trọng như vậy nhưng bổ sung không đúng cách cũng gây thừa, có hại cho sức khỏe.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất mà tạo hóa ban tặng cho trẻ trong những năm tháng đầu đời. Trong sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn, trẻ được bú mẹ sẽ lớn nhanh và rất ít mắc bệnh.
I ốt là vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, I ốt góp phần quan trọng vào quá trình hình thành, phát triển và duy trì các hoạt động của con người. Nếu thiếu I ốt quá trầm trọng thì có thể gây thiểu năng tuyến giáp. Vấn đề nghiêm trọng nhất của thiếu I ốt là ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Thực hiện Công điện số 397/CĐ-TTg ngày 13/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng...