6 2 banner2 1

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng học đường

Thứ ba - 14/11/2023 22:20
Học sinh được thụ hưởng bữa ăn học đường với các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cân đối, phù hợp trong trường học không những giúp các em nâng cao sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý rối loạn dinh dưỡng như thiếu vi chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì và các bệnh không lây nhiễm mà còn xây dựng thói quen dinh dưỡng lành mạnh.
Bữa ăn học đường có thể là bữa ăn sáng, bữa ăn trưa, bữa chiều và các bữa phụ (bữa xế) vào giữa sáng hoặc giữa chiều. Số lượng các bữa ăn học đường thay đổi tùy theo loại hình tổ chức bán trú, nội trú và cấp học.
Bữa ăn học đường cần đủ 04 nhóm thực phẩm
Chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo đủ 04 nhóm thực phẩm chính là: chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên mỗi lứa tuổi, giới tính và hoạt động thể lực lại cần sự điều chỉnh nhu cầu cho phù hợp.
 
dinh duong hoc duong

 
Chất đạm (protein) đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ, vì protein tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào, là thành phần quan trọng của các hoóc-môn, các enzyme, tham gia vào sản xuất kháng thể.
Protein cũng tham gia vào hoạt động chuyển hóa, duy trì cân bằng dịch thể. Ngoài ra, protein còn có vai trò quan trọng trong vận chuyển các chất dinh dưỡng qua thành ruột vào máu và từ máu đến các mô của cơ thể và qua màng tế bào. Protein có nhiều trong thịt, cá, sữa, trứng, đậu đỗ, lạc,…
Nhu cầu protein thay đổi tùy thuộc vào lứa tuổi, trọng lượng, giới tính của trẻ. Năng lượng do protein cung cấp từ 13 - 20% nhu cầu năng lượng của cơ thể.
Chất béo (lipid) đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc màng tế bào và dự trữ trong các mô như nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể. Lipid là dung môi để hòa tan các vitamin tan trong chất béo; mặt khác lipid cũng là thành phần cung cấp năng lượng quan trọng trong khẩu phần. Nguồn cung cấp lipid là mỡ, dầu và các loại hạt như lạc, vừng, hạt điều…
Glucid (chất đường bột) cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài vai trò sinh năng lượng, glucid có vai trò tạo hình, nguồn cung cấp glucid chủ yếu cho khẩu phần là từ gạo, bún, miến, khoai, củ…
Khuyến nghị tỉ lệ các nhóm chất trong bữa ăn:
1. Đối với trẻ nhà trẻ (<36 tháng)
- Chất đạm (protein) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
- Chất béo (lipit) cung cấp khoảng 30% - 40% năng lượng khẩu phần.
- Chất bột (gluxit) cung cấp khoảng 47% - 50% năng lượng khẩu phần.
2. Đối với trẻ mẫu giáo (36 – 72 tháng)
- Chất đạm (protein) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
- Chất béo (lipit) cung cấp khoảng 25% - 35% năng lượng khẩu phần.
- Chất bột (gluxit) cung cấp khoảng 52% - 60% năng lượng khẩu phần.
3. Đối với học sinh tiểu học (6 đến 11 tuổi)
- Chất đạm (protein) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
- Chất béo (lipit) cung cấp khoảng 20% - 30% năng lượng khẩu phần.
- Chất bột (gluxit) cung cấp khoảng 55% - 65% năng lượng khẩu phần.
Ngoài năng lượng, chất đạm, chất béo và chất bột đường, cần đảm bảo cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, vitamin E và chất xơ.
 
dinh duong hoc duong

Một số điều cần lưu ý trong xây dựng bữa ăn học đường
- Bảo đảm xây dựng thực đơn bữa ăn khoa học, cân đối, hợp lý

- Thực đơn bữa ăn học đường cần bảo đảm đa dạng thực phẩm. Chế biến gồm có món xào, món mặn, món canh, món tráng miệng. Nên đạt tối thiểu trên 10 loại thực phẩm khác nhau, có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong đó nhóm chất béo là bắt buộc. Gồm: nhóm thực phẩm giàu chất đạm (thịt, cá, thủy sản, trứng, đậu đỗ...), chất béo (dầu ăn, mỡ), chất bột đường (cơm, mì, phở, bún...), rau, trái cây, sữa.
- Sử dụng nguyên liệu thực phẩm sẵn có ở địa phương và chế biến phù hợp với khẩu vị của học sinh.
- Thực đơn cần có sữa tươi và các chế phẩm từ sữa bảo đảm theo quy định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Thực đơn hạn chế sử dụng đường và muối. Lượng đường không quá 15g/học sinh/ngày. Muối không quá 4g/ngày đối với học sinh tiểu học; không quá 3g/ngày đối với trẻ dưới 5 tuổi; không nên cho gia vị, muối vào thực đơn của trẻ dưới 1 tuổi; nên sử dụng muối iod trong chế biến thức ăn.
                                                                                                                                                           Nguyễn Minh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây