Các dấu hiệu thừa cân béo phì ở trẻ

Thứ năm - 29/12/2022 04:06
Thừa cân béo phì là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm và hiện nay đang có xu hướng tăng nhanh tại các thành phố lớn ở cả người lớn và trẻ em. Béo phì ở trẻ em rất nguy hiểm, không chỉ có nhiều nguy cơ trở thành người lớn béo phì mà còn mang đến một tương lai nhiều bệnh tật và hệ lụy xấu khi trưởng thành. Vì thế, cha mẹ cần nhận biết những dấu hiệu bệnh béo phì ở trẻ em nhằm có các biện pháp phòng tránh kịp thời.
Beo phi

Các dấu hiệu cần chú ý
Số cân nặng của trẻ cao hơn so với mức bình thường: Chỉ số trung bình giữa cân nặng và chiều cao của trẻ nếu cao hơn 20% so với mức tiêu chuẩn thì cha mẹ phải nghĩ ngay tới tình trạng trẻ đang có nguy cơ bị béo phì. Đồng thời, một số vùng trên cơ thể như đùi, cánh tay, hai bên ngực, cằm xuất hiện mỡ thừa, việc đi lại của trẻ trông nặng nề, khó coi.

Luôn ăn hết phần và đòi ăn thêm:  Có quá nhiều trẻ mà cha mẹ dỗ dành kiểu gì cũng không chịu ăn nên nếu gặp trẻ đòi ăn thì hẳn nhiên là sẽ dễ dàng được đáp ứng. Phần ăn của trẻ sẽ được tăng lên dần dần cùng với suy nghĩ trẻ càng lớn càng ăn nhiều là tất nhiên. Nhưng nếu việc này xảy ra nhanh trong một thời gian ngắn và kéo dài  liên tục thì  cha mẹ nên xem chừng, vì chiều hướng béo phì chắc chắn đã đến rất gần.
Thích ăn những món ngọt, béo: Trẻ dễ béo phì nếu thích ăn và được cho ăn nhiều những món bột đường như cơm, sô-cô-la, kem, bánh ngọt... hoặc những món béo như thịt mỡ, thịt quay, thức ăn chiên, lăn bột,… Mặc dù trẻ con rất cần chất béo để tăng trưởng cơ thể và phát triển não bộ nhưng năng lượng dư thừa từ chất béo sẽ làm tăng cân nhanh hơn rất nhiều so với các chất dinh dưỡng khác.
Không chịu ăn rau: Phần lớn trẻ nhỏ không chịu ăn rau cũng sẽ bị béo phì do khẩu phần ăn không cân đối mà nghiêng nhiều về những chất tạo năng lượng (béo, ngọt, đạm). Rau củ, trái cây là những thực phẩm giúp mau no nhưng lại cung cấp ít năng lượng và là nguồn cung cấp các vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể trẻ. Chất xơ trong rau củ, trái cây còn có tác dụng “quét” bớt chất béo trong đường ruột ra khỏi ống tiêu hóa và giảm lượng chất béo được hấp thu.
Thức khuya, ăn tối muộn: Thường ai cũng nghĩ trẻ ngủ nhiều mới bị béo phì nhưng thực ra trẻ béo phì thường thức khuya và ngủ ít hơn những trẻ có thể trạng bình thường. Trẻ béo phì thường thức khuya để xem thiết bị điện tử, mắt không ngừng dán vào màn hình, còn tay thì liên tục đưa thức ăn vào miệng. Thức khuya làm trẻ đói và cơ thể cần đòi hỏi ăn thêm. Ăn một bữa khuya giàu năng lượng rồi đi ngủ thì toàn bộ năng lượng đó sẽ hoàn toàn được dùng cho việc tạo mỡ dự trữ.
Phòng tránh bệnh béo phì ở trẻ em
Cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động để phòng ngừa thừa cân béo phì ở trẻ. Theo đó, cần cho trẻ ăn đúng giờ theo bữa, đảm bảo đa dạng thực phẩm, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi. Không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn ngọt (bánh kẹo, nước ngọt, chè, kem...), thức ăn béo (trà sữa, thức ăn nhanh, đồ chiên, xào, mỡ động vật...).
Beo phi

Cần xây dựng và duy trì cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thừa cân béo phì


Không nên bắt trẻ học quá nhiều, tạo điều kiện để trẻ có thể vui chơi, vận động sau những giờ học căng thẳng, thông qua các hoạt động đơn giản như đi bộ đến trường, tham gia các môn thể thao như nhảy dây, đá bóng, cầu lông…, khuyến khích trẻ làm các công việc nhà như quét nhà, lau dọn nhà cửa.
Hạn chế cho trẻ ngồi lâu xem tivi, chơi trò chơi trên các thiết bị điện tử. Trẻ cần được ngủ đủ, trung bình từ 8-10 tiếng mỗi ngày. Thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời, dự phòng thừa cân, béo phì./.
                                                                                                                             Thanh Bình (Tổng Hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 2.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây