Thừa cân béo phì (TC-BP) là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ do hậu quả của sự mất cân bằng năng lượng, có nghĩa là năng lượng đưa vào cơ thể vượt quá năng lượng tiêu hao. Hậu quả của TC-BP sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ khi trưởng thành như dễ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, sỏi mật, viêm khớp…
Vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em thành người trưởng thành. Ở giai đoạn này các em có đặc điểm tâm sinh lý đặc thù như thích thử nghiệm, thích khám phá năng lực bản thân, mở rộng mối quan hệ mới.
Hãy yêu thương cơ thể của mình! Hãy trao, nhận tình yêu khi chúng ta đã đủ trưởng thành cả về thể chất lẫn tinh thần! Tình yêu có nhiều cách thể hiện, nhưng đừng dùng tình dục làm thước đo tình yêu. Rất nhiều nguy cơ cho các con khi quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên.
Thừa cân béo phì là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm và hiện nay đang có xu hướng tăng nhanh tại các thành phố lớn ở cả người lớn và trẻ em. Béo phì ở trẻ em rất nguy hiểm, không chỉ có nhiều nguy cơ trở thành người lớn béo phì mà còn mang đến một tương lai nhiều bệnh tật và hệ lụy xấu khi trưởng thành. Vì thế, cha mẹ cần nhận biết những dấu hiệu bệnh béo phì ở trẻ em nhằm có các biện pháp phòng tránh kịp thời.
Cúm là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Bệnh cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, nhập viện và tử vong. Ngay cả những người trưởng thành trẻ tuổi, khỏe mạnh cũng có nguy cơ mắc bệnh và có thể lây nhiễm cho những người dễ bị tổn thương hơn… Do đó, việc tiêm phòng cúm là rất quan trọng.
Nạo phá thai dù ở tuổi nào cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người phụ nữ. Nhưng ở trẻ vị thành niên (VTN), chưa đủ trưởng thành về thể chất, lý trí, tình cảm để sẵn sàng làm mẹ thì hậu quả của nạo phá thai sẽ nặng nề hơn, nguy cơ tai biến sản khoa cũng cao hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ sau này.
Bệnh Võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là một trong những nguyên nhân chính gây mù, đặc biệt là ở người trưởng thành trong độ tuổi lao động. Mức độ bệnh võng mạc tỷ lệ thuận với thời gian mắc đái tháo đường (ĐTĐ), mức đường huyết và huyết áp. Mang thai cũng có thể làm giảm khả năng kiểm soát glucose trong máu và do đó làm nặng thêm tình trạng bệnh võng mạc.
Tuổi vị thành niên (VTN) là thời kỳ phát triển đặc biệt, trẻ em lớn lên và phát triển để trở thành người lớn. Đây là thời kỳ xảy ra đồng thời nhiều thay đổi gồm: sự lớn lên và trưởng thành của cơ thể, sự thay đổi về tâm sinh lý và các mối quan hệ xã hội. Ở lứa tuổi này những hiểu biết về sức khỏe sinh sản chưa đủ để chuẩn bị tốt tâm lý, dễ bị tổn thương, những kiến thức có được không đủ để bảo vệ bản thân, gây ra nhiều hệ lụy lớn như quan hệ tình dục sớm, có thai ngoài ý muốn,…
Theo thống kê năm 2019, trên thế giới có khoảng trên 400 triệu người mắc bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ). Dự kiến đến năm 2040, có khoảng trên 600 triệu người mắc, cứ 10 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh ĐTĐ. Tại Việt Nam tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 5,42% dân số và có trên 60% người mắc ĐTĐ chưa được phát hiện trong cộng đồng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5 gam muối/ngày (tương đương với 1 thìa cà phê) để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ các bệnh không lây nhiễm khác.
Hiện nay, tình trạng thiếu vitamin A, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu I-ốt vẫn còn phổ biến ở trẻ em học đường. Đây là những yếu tố nguy cơ liên quan với tăng trưởng chiều cao chậm, suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi ở trẻ học đường, trẻ vị thành niên cũng như người trưởng thành Việt Nam.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...