HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú. Nếu người nhiễm HIV không được điều trị thì có thể dẫn đến AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).
1. HIV là gì? HIV là một hội chứng gây suy giảm miễn dịch ở người do nhiễm phải vi rút HIV (Human Immunodeficiency Virus). Vi rút gây nên bệnh HIV thuộc họ Retroviridae, là loại vi rút có vật chất di truyền là RNA một sợi dương có áo ngoài. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi rút nhân lên và tấn công hệ miễn dịch của người bệnh bao gồm các đại thực bào, các lympho bào T. Kết quả làm suy giảm chức năng miễn dịch, tạo điều kiện cho sự phát triển hoặc xâm nhập của các vi sinh vật gây hại. Người ta thường gọi HIV còn gọi là bệnh cơ hội. 2. HIV lây qua con đường nào? - Lây truyền HIV qua đường máu: HIV có thể lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu có nhiễm HIVthông qua: Dùng chung bơm kim tiêm, nhất là với người tiêm chích ma túy hoặc các dụng cụ dùng trong y tế có dính máu của người nhiễm HIV mà không được khử khuẩn, tiệc trùng đúng cách; Dùng chung dao cạo, kim xăm trổ, kim châm cứu,…; Có vết thương hở tiếp xúc với máu của người bị nhiễm HIV. - Lây qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn với những người nhiễm HIV. Nguy cơ cao nhất khi quan hệ qua đường hậu môn, sau đó đến đường âm đạo, quan hệ qua đường miệng. - Lây từ mẹ sang con: Vi rút HIV có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh qua 3 con đường: Lây qua nhau thai trong quá trình mang thai; Lây qua nước ối, dịch âm đạo hoặc máu mẹ dính vào niêm mạc hoặc vết thương hở của trẻ; Lây qua sữa mẹ; Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp hiếm gặp là mẹ bị nhiễm HIV nhưng em bé sinh ra lại âm tính với HIV. 3. Những việc cần làm khi phát hiện mình bị nhiễm HIV Nếu không may kết quả xét nghiệm cho thấy bạn dương tính với vi rút HIV, phải thật bình tĩnh để nghe các lời khuyên từ phía bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. Khi biết mình mắc HIV, cần thực hiện những lời khuyên dưới đây:
Không nên quá hốt hoảng, HIV không phải là một tệ nạn xã hội, thực tế vẫn có nhiều người nhiễm HIV khỏe mạnh và sống hạnh phúc trong nhiều năm thậm chí vài chục năm.
Thông báo đến các trung tâm tư vấn HIV/AIDS để nhận được những lời khuyên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề tiết lộ danh tính.
Dừng hoạt động tình dục không an toàn và thông báo cho những người bạn tình của mình về tình trạng bệnh.
HIV hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên bạn sẽ được kê đơn thuốc làm chậm quá trình phát triển của vi rút HIV. Nhiệm vụ của bạn là phải uống thuốc đúng giờ và đúng liều để có thể ngăn chặn tối đa sự phát triển của vi rút.
Bạn hoàn toàn có thể sống và sinh hoạt như một người bình thường, không nên mặc cảm, nên sống có ích cho đời và cho xã hội.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...