Những câu hỏi thường gặp về vắc-xin phòng COVID-19 với người nhiễm HIV
Thứ hai - 13/12/2021 03:28
Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã có giải đáp những câu hỏi thường gặp về vắc-xin phòng COVID-19 với người nhiễm HIV.
*Nguy cơ nhiễm COVID-19 với người có HIV và người sử dụng PrEP thế nào? Các dữ liệu hiện có cho thấy, người sống chung với HIV (người có HIV - người nhiễm HIV) đang điều trị ARV hiệu quả có nguy cơ mắc COVID-19 tương tự như người không nhiễm HIV. Nguy cơ mắc COVID-19 cũng tương tự đối với người sử dụng PrEP và người không sử dụng PrEP. Người cao tuổi và người ở mọi độ tuổi có các bệnh nền nghiêm trọng có nguy cơ cao bị bệnh nặng nếu mắc COVID-19. Người có H có nguy cơ bị bệnh nặng trong những trường hợp sau: • Có CD4 thấp. • Không điều trị ARV.
* Tiêm Vaccine phòng COVID-19 có an toàn với người nhiễm HIV hay người sử dụng PrEP không? Có! Vaccine phòng COVID-19 an toàn cho mọi người nói chung, người có H và người uống PrEP nói riêng. Không có sự khác nhau về tính an toàn của vaccine giữa người không nhiễm HIV so với người có H hoặc với người sử dụng PrEP. Các tác dụng phụ của vaccine có thể từ nhẹ đến vừa phải, như mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh, sốt; đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ tiêm. Đây là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể bạn đang đáp ứng với vaccine và tạo khả năng bảo vệ. Các dấu hiệu này sẽ hết trong một vài ngày. Những tác dụng phụ nặng rất hiếm và lợi ích của việc tiêm vaccine vượt trội so với những rủi ro do vaccine gây ra. *Vaccine phòng COVID-19 có hiệu quả với người nhiễm HIV hay người sử dụng PrEP không? Có hiệu quả! Các nghiên cứu trên toàn thế giới cho thấy vaccine phòng COVID-19 mang đến lợi ích cho NCH tương tự như đối với tất cả các cá nhân và cộng đồng - dự phòng bệnh nặng do SARS-CoV-2 và giảm lây truyền virus. Vaccine có hiệu quả tốt nhất đối với người có H đang điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện và số lượng tế bào CD4 cao. Người sử dụng PrEP có lợi ích tương tự như cộng đồng người dân nói chung khi tiêm vaccine.
* Vaccine phòng COVID-19 có làm cho tình trạng HIV nặng lên không? Không! Vaccine phòng COVID-19 không thể làm tình trạng HIV của bạn nặng lên hay xấu đi. Điều lớn nhất ảnh hưởng đến tình trạng HIV là khi bạn ngừng uống thuốc ARV, làm cho HIV nhân lên gây suy yếu hệ miễn dịch. Vaccine giúp bảo vệ bạn khỏi COVID-19 và duy trì sức khỏe của bạn. Các nghiên cứu trên toàn thế giới cho thấy vaccine phòng COVID-19 mang đến lợi ích cho người có H tương tự như đối với tất cả các cá nhân và cộng đồng - dự phòng bệnh nặng do SARS-CoV-2 và giảm lây truyền virus. Vaccine có hiệu quả tốt nhất đối với người có H đang điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện và số lượng tế bào CD4 cao. Người sử dụng PrEP có lợi ích tương tự như cộng đồng người dân nói chung khi tiêm vắc xin. * Dùng thuốc kháng virus (ARV) có bảo vệ được người nhiễm HIV khỏi lây nhiễm COVID-19 không? Thuốc HIV và PrEP không thể dự phòng hoặc điều trị COVID-19. Ví dụ, các nghiên cứu về lopinavir/ritonavir không thấy thuốc có hiệu quả chống lại COVID-19. Không làm bất cứ việc nào dưới đây với mục đích dự phòng hoặc điều trị COVID-19: • Thay đổi phác đồ điều trị ARV hoặc phác đồ PrEP đang sử dụng • Uống thuốc PrEP chỉ để dự phòng hoặc điều trị COVID-19 • Chia thuốc ARV/PrEP cho người khác. Cách tốt nhất để dự phòng COVID-19 cho người có H hoặc người sử dụng PrEP cũng như tất cả mọi người là tiêm vaccine! * Có nên ngừng uống thuốc ARV hay PrEP khi tiêm vaccine phòng COVID-19 không? Không ngừng thuốc ARV hoặc thuốc PrEP trước, trong hoặc sau tiêm vaccine COVID-19. Các loại vaccine COVID-19 đã được cấp phép không có tương tác với thuốc HIV và ngược lại. Nếu ngừng uống thuốc điều trị HIV, bạn có thể gặp nhiều rủi ro vì mắc các bệnh liên quan đến HIV hơn và có nguy cơ cao bị mắc COVID-19 nghiêm trọng hơn. Người sử dụng PrEP cần duy trì uống thuốc PrEP không bị lây nhiễm HIV. * Có loại vaccine phòngCOVID-19 nào tốt hơn cho người có H hoặc người sử dụng PrEP không? Không. Tất cả các loại vaccine đã được phê duyệt để sử dụng tại Việt Nam đều có hiệu quả dự phòng COVID-19, giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong nếu mắc bệnh. Không có vaccine COVID-19 nào được sản xuất riêng cho người có H hoặc người sử dụng PrEP. Vaccine tốt nhất là loại vaccine bạn được tiêm sớm nhất. Phước An (TheoCục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế)