Những điều cần biết về dự phòng trước phơi nhiễm HIV

Thứ ba - 23/11/2021 07:57
PrEP là thuốc uống điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho người có hành vi nguy cơ cao nhưng chưa bị nhiễm HIV và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. PrEP là một chiến lược mới, là “lá chắn” hiệu quả góp phần hạn chế sự lây lan của HIV qua đường tình dục đến gần 90%. Cho đến hiện tại, vẫn chưa có thuốc để điều trị khỏi căn bệnh này thì sự ra đời của PrEP được xem là vị cứu tinh cho những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV.
prep

PrEP là gì?
PrEP – dự phòng trước phơi nhiễm HIV chính là sử dụng thuốc kháng vi- rút ARV đối với người chưa nhiễm HIV để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Thuốc PrEP có hiệu quả rất cao trong phòng lây nhiễm HIV (có thể lên đến 90% nếu tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ). Được Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo nên sử dụng PrEP trong dự phòng lây nhiễm HIV cho những nhóm có nguy cơ cao.
PEP – điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, là sử dụng ARV sau khi phơi nhiễm với HIV, phải được sử dụng sau 72h sau khi phơi nhiễm. Dùng ARV sau 4 tuần dừng lại. PEP cũng được chứng minh có hiệu quả trong phơi nhiễm nghề nghiệp (môi trường y tế). Cũng được dùng trong phơi nhiễm qua quan hệ tình dục. Tuy nhiên phương pháp này sẽ phải đảm bảo thời gian cũng như tuân thủ uống theo một cách nghiêm chỉnh.
Thuốc PrEP có an toàn không?
Theo một nghiên cứu về tác dụng phụ trong thử nghiệm lâm sàng IPrEx (mẫu 2,499 người) đã mang lại kết quả chỉ có 19% có triệu chứng nhẹ như buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt…
Nhưng nếu bạn thấy biểu hiện này kéo dài hơn 2 tuần, thì nên thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn kịp thời. Cũng theo nghiên cứu trên, những triệu chứng sớm khi sử dụng PrEP rất nhẹ và sẽ hết tối đa trong vòng 2 tuần, hiếm khi phải ngừng sử dụng thuốc.
Viêm gan B có phải là một chống chỉ định sử dụng PrEP không?
Lý do mà PrEP KHÔNG được chỉ định dùng đối với người có viêm gan B vì trong thành phần của thuốc PrEP có TDF (TENOFOVIR DISOPROXIL FUMARATE) là thuốc điều trị hiệu quả và đã được phê duyệt đối với viêm gan B. Nếu sử dụng PrEP một thời gian, sau đó ngừng lại thì có nguy cơ khiến viêm gan B trở nên trầm trọng. Vì thế trước khi được chỉ định dùng PrEP cần xét nghiệm máu để biết có nhiễm vi-rút viêm gan B hay không. Nếu có thì cần khám chuyên khoa để xác định xem bạn có chỉ định điều trị viêm gan B không. Nếu không có chỉ định điều trị viêm gan B, thì có thể sử dụng PrEP theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
PrEP có thể sử dụng trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú
Vậy nên những bà mẹ đang mang thai không nên lo lắng khi sử dụng PrEP dự phòng trước phơi nhiễm HIV để đảm bảo nguy cơ lây nhiễm HIV cho chính mình và cho con trẻ.
Ngoài ra, tuân thủ dùng thuốc trong PrEP cũng không nghiêm ngặt như khi sử dụng PEP. Nếu tuân thủ kém trong điều trị ARV khi đã nhiễm HIV, sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị kháng thuốc. Còn đối với PrEP, nếu tuân thủ kém trong giai đoạn có hành vi nguy cơ cao mới có nguy cơ lây nhiễm HIV. Nếu Không có hoặc CÓ NGUY CƠ THẤP thì PrEP vẫn hiệu quả nhưng thời gian đó không được vượt quá 7 ngày. Nếu không sẽ phải làm xét nghiệm và thực hiện tư vấn ngay từ đầu, vì quá 7 ngày, hiệu lực của PrEP không còn.
Những yếu tố trên đã khiến bạn cảm thấy yên tâm hơn nhiều về độ an toàn của PrEP chưa? Nếu vẫn chưa, bạn có thể tham khảo những người sử dụng PrEP cũng như đến cơ sở cung cấp PrEP trên địa bàn thành phố để khám và tư vấn để yên tâm hơn./.
Thanh Bình
(Theo Cục phòng, chống HIV/AIDS)

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây