Hiện nay, để phát hiện người bệnh có bị nhiễm HIV hay không, một cách chính xác và duy nhất đó là tiến hành xét nghiệm HIV tại những cơ sở uy tín trong ngành y tế. Bên cạnh đó, nếu như bạn nghi ngờ hoặc muốn bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh thì thực hiện xét nghiệm là điều nên làm.
WHO đã chính thức khuyến nghị tới Chính phủ các nước để tiến hành nhiều hành động nhằm khuyến khích người dân tiếp cận thức ăn lành mạnh thông qua biện pháp đánh thuế vào đồ uống có đường để định hướng tiêu dùng.
Sở Y tế thành phố Đà Nẵng vừa ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp tiếp nhận thông tin, lập danh sách F0, tổ chức đánh giá, thẩm định các điều kiện và tiến hành vận chuyển, cách ly, chăm sóc, điều trị F0 tại nhà nếu đủ điều kiện. Để thống nhất thực hiện, đảm bảo hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19, Sở Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp thực hiện một số nội dung sau:
Tháng 11 năm 2018, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, của Trung ương và thành phố, sáp nhập để tinh giản bộ máy tổ chức và hoạt động hiệu quả, ngành y tế thành phố Đà Nẵng đã tiến hành sự hợp nhất đầu tiên với 5 đơn vị thuộc hệ thống y tế dự phòng là TTYTDP, TTCSSKSS, TTTTGDSK, TTPC HIV/AIDS, TTKDYTQT thành 1 đơn vị với tên gọi: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng.
Một ca ghép thận hi hữu mới đây đã được các bác sỹ phẫu thuật tại Đại học Johns Hokins ở Baltimore, Mỹ, tiến hành, trong đó người được ghép thận và người hiến tạng còn sống đều nhiễm virus HIV.
ARV là loại thuốc kháng virus rất quen thuộc với người nhiễm HIV/AIDS. Trước đây, loại thuốc này được cấp miễn phí, tuy nhiên hiện nay sẽ được thanh toán bằng nguồn quỹ bảo hiểm y tế và đây được coi là sự kiện quan trọng trong công tác phòng chống HIV/AIDS của nước ta. Tại nhiều tỉnh/thành, những người nhiễm HIV/AIDS đầu tiên đã được nhận thuốc ARV bằng nguồn bảo hiểm y tế từ ngày 8/3 và hiện Đà Nẵng cũng đã tiến hành thanh toán thuốc ARV cho người nhiễm bằng bảo hiểm y tế.