Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các tổ chức y tế trên toàn cầu tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giãn cách xã hội, rửa tay và khử trùng các vật dụng hàng ngày, trong đó có quần áo.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, các tổ chức y tế trên toàn cầu tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giãn cách xã hội, rửa tay và khử trùng các vật dụng hàng ngày, trong đó có quần áo.
Mặc dù vẫn chưa rõ SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên quần áo trong bao lâu, nhưng các chuyên gia khuyến cáo nên thận trọng khi giặt quần áo và các loại hàng dệt khác, đặc biệt đối với người sống chung với người bị nghi nhiễm hoặc đã dương tính với SARS-CoV-2, cũng như bản thân các bệnh nhân. Tại sao khử khuẩn lại quan trọng?
Làm sạch và khử trùng là các quá trình khác nhau. Làm sạch là quá trình loại bỏ bụi bẩn và vi trùng khỏi các bề mặt. Mặc dù làm sạch có thể làm giảm nguy cơ lây lan các tác nhân lây nhiễm, chẳng hạn như virus và vi khuẩn, quá trình này không giết chết chúng. Khử trùng đòi hỏi phải sử dụng hóa chất diệt vi trùng. Khử trùng các bề mặt cứng và vải vóc sau khi làm sạch chúng có thể làm giảm nguy cơ lây bệnh hơn nữa.
Các cơ quan y tế công cộng như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã nói rằng SARS-CoV-2 lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc gián tiếp và trực tiếp với các giọt dịch đường hô hấp có chứa virus.
Các biện pháp phòng ngừa như giãn cách xã hội, cách ly tập trung và tự cách ly có thể giúp giảm nguy cơ lây truyền trực tiếp. Tuy nhiên, các giọt dịch hô hấp có thể rơi trên các đồ vật và bề mặt. SARS-CoV-2 có thể xâm nhập cơ thể một người nếu họ chạm vào các bề mặt này rồi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của họ.
Các nghiên cứu cho thấy Coronavirus ở người, chẳng hạn như virus gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS) và hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), có thể tồn tại trên bề mặt kim loại, thủy tinh và nhựa đến 9 ngày.
Mặc dù các kết quả nghiên cứu hiện tại và hướng dẫn từ các cơ quan y tế công cộng cung cấp kiến thức về cách giảm sự lây truyền virus trên các bề mặt, các hướng dẫn này không áp dụng cho quần áo và các loại hàng dệt khác.
Các tác giả cho biết, virus vẫn có khả năng lây nhiễm trong 3-7 ngày trên các bề mặt thủy tinh, thép không gỉ và nhựa; ít hơn 2 ngày trên gỗ và vải. Phát hiện của họ cũng cho thấy SARS-CoV-2 rất nhạy cảm với nhiệt. Sau khi tăng nhiệt độ lên 70°C, virus bất hoạt trong vòng 5 phút.
Khử trùng bề mặt bằng 0,1% natri hypoclorit (chất tẩy trắng), 0,5% hydro peroxyt hoặc 62-71% ethanol sẽ khử hoạt hiệu quả hầu hết các Coronavirus, khiến chúng không còn khả năng lây nhiễm.
Thực hành các quy trình vệ sinh và khử trùng tay đúng cách ở nhà và nơi công cộng có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm gián tiếp. Cách khử trùng quần áo
Giặt đồ bằng xà phòng giặt hoặc bột giặt gia dụng. Có thể sử dụng chất tẩy rửa có chứa thuốc tẩy. Tuy nhiên, hãy nhớ đọc hướng dẫn sử dụng sản phẩm để tránh làm hỏng một số loại quần áo. Cũng có thể ngâm quần áo trong dung dịch có chứa amoni bậc 4 trước khi giặt.
Chọn nhiệt độ nước ấm nhất. WHO khuyến nghị, nhiệt độ nước từ 60-90°C. Tuy nhiên, nhiệt độ cao có thể làm hỏng hoặc co các loại quần áo mỏng, vì vậy hãy nhớ đọc nhãn quần áo trước khi giặt.
Phơi khô quần áo hoàn toàn.
Khử trùng giỏ đựng đồ giặt bằng dung dịch 0,1% natri hypoclorit hoặc các chất khử trùng gia dụng khác.
Mang găng tay khi giặt quần áo. Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng ngay sau khi tháo găng tay. Nếu không có găng tay, hãy rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với quần áo bẩn và tránh chạm vào mặt.
Hiện vẫn chưa rõ SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên các chất liệu quần áo khác nhau trong bao lâu. Nghiên cứu hiện tại cho thấy SARS-CoV-2 không thể chịu được nhiệt độ từ 70°C trở lên.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...