Những lưu ý quan trọng khi tiêm chủng vắc xin

Thứ năm - 28/10/2021 04:12
Tiêm phòng là biện pháp phòng tránh các bệnh nguy hiểm, làm giảm xuống mức thấp nhất gánh nặng bệnh tật, chi phí điều trị y tế và tỷ lệ tử vong. Từ khi vắc xin xuất hiện, nước ta đã bảo vệ được hơn 3 triệu trẻ em và phụ nữ có thai hằng năm khỏi hơn 30 bệnh lý nguy hiểm; thanh toán được bệnh thủy đậu từ năm 1979, bệnh bại liệt từ năm 2000, bệnh uốn ván sơ sinh từ năm 2005; tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho các chi phí chăm sóc y tế.
Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch là cách tốt nhất giúp chúng ta phòng tránh được các loại bệnh tật. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi tiêm chủng vắc xin:
Đối với trẻ nhỏ:
Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, khi đưa trẻ đi tiêm chủng, bố mẹ cần lưu ý:
1. Mang theo phiếu/sổ tiêm chủng.
2. Thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của trẻ như:
  • Trẻ đã đủ cân nặng (2kg) chưa (đối với trẻ sơ sinh);
  • Trẻ có bú (ăn), uống, ngủ, chơi bình thường trong những ngày gần đây không;
  • Trẻ có đang sốt hay mắc bệnh gì không;
  • Trẻ có đang dùng thuốc hoặc sử dụng phương pháp điều trị nào trong 3 tháng qua không;
  • Trẻ có tiêm vắc xin nào trong 4 tuần gần đây không;
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với thuốc hay thức ăn nào không;
  • Trẻ có tiền sử dị ứng với vắc xin hoặc có phản ứng nặng (sốt cao, quấy khóc kéo dài, phát ban, sưng nề vùng tiêm…) ở những lần tiêm trước hay không.
3. Đề nghị cán bộ y tế thông báo về loại vắc xin được tiêm chủng lần này, những phản ứng có thể gặp và hướng dẫn theo dõi trẻ sau tiêm chủng.
4. Trong khi tiêm chủng giữ trẻ đúng tư thế theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
5. Cho trẻ ở lại 30 phút tại trung tâm tiêm chủng sau khi tiêm để cán bộ y tế theo dõi và kịp thời xử trí nếu có phản ứng bất thường xảy ra.
6. Tiếp tục theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng về toàn trạng, tinh thần, ăn ngủ, thở, nhiệt độ, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm… Không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm.
()
7. Đưa trẻ tới ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như:
  • Sốt cao (>390C);
  • Co giật hay mệt lả, lừ đừ, không có phản ứng khi được gọi;
  • Tím tái, khó thở, thở rít, rút lõm lồng ngực khi thở;
  • Quấy khóc dữ dội, kéo dài
  • Ăn/bú kém cùng các phản ứng thường gặp như: sốt nhẹ, quấy khóc, phát ban… kéo dài trên 1 ngày.
8. Nếu bố mẹ không yên tâm về sức khỏe của con sau khi tiêm chủng hãy đến gặp cán bộ y tế để được khám tư vấn.
tiem chung 2 copy
Đối với người lớn
Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, người đi tiêm chủng cần thực hiện:
1. Mang theo sổ tiêm chủng (nếu có).
2. Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và sức khỏe hiện tại, gồm: Các bệnh đã mắc, đang mắc, những loại thuốc – liệu pháp điều trị đang dùng; Các loại thuốc, vắc xin đã tiêm gần đây (trong vòng 4 tuần) và phản ứng của cơ thể ở những lần tiêm thuốc, tiêm chủng trước đây hoặc các phản ứng, dị ứng đã gặp do các nguyên nhân khác.
3. Với phụ nữ, ngoài các thông tin cơ bản như trên, cần thông báo cho bác sĩ biết mình đang có thai hay không, hoặc thời gian dự định có thai.
4. Nên có người đi cùng nếu người tiêm vắc xin có sức khỏe kém.
5. Ở lại 30 phút sau tiêm để được nhân viên y tế theo dõi phản ứng sau tiêm. Nếu phát hiện các biểu hiện bất thường, nôn ói, thở nhanh hay ngắt quãng, thở khò khè, da mẩn đỏ,… cần báo ngay cho nhân viên y tế gần nhất.
6. Tiếp tục theo dõi tại nhà 48 giờ sau tiêm; nếu có sưng đau vết tiêm hoặc phản ứng khác cần liên hệ trung tâm tiêm chủng hoặc tới cơ sở y tế gần nhất.
                                                                                    Anh Thơ (Theo https://vnvc.vn/)

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây