Sốt xuất huyết tuy là một bệnh đã xuất hiện từ lâu, đến nay cũng được kiểm soát theo nhiều cách, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh này. Sau đây là một số vấn đề cần lưu tâm về căn bệnh này.
Sốt xuất huyết tuy là một bệnh đã xuất hiện từ lâu, đến nay cũng được kiểm soát theo nhiều cách, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh này. Sau đây là một số vấn đề cần lưu tâm về căn bệnh này. 1. Các giai đoạn phát triển của bệnh Sốt xuất huyết:
Sốt xuất huyết có thể tự khỏi hay không tùy thuộc rất lớn vào từng giai đoạn phát triển của bệnh diễn ra như thế nào, bao gồm:
- Giai đoạn ủ bệnh: thời kỳ này sẽ kéo dài trung bình từ 4 – 7 ngày. Virus Dengue tùy theo từng cơ địa và khả năng miễn dịch của từng đối tượng mà nhân lên dần dần, đến khi đủ số lượng sẽ gây ra nhiều triệu chứng cụ thể và bệnh chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
- Giai đoạn sốt Dengue: ở giai đoạn này kéo dài từ khoảng 2 – 7 ngày và thường có dấu hiệu tương tự như cảm cúm. Đây không phải là giai đoạn nguy hiểm và có thể xuất hiện một số triệu chứng như nhức đầu, đau họng, buồn nôn, người mệt mỏi... và đặc biệt là sốt cao (từ 39 đến 40 độ C).
- Giai đoạn nguy hiểm: hầu hết bệnh nhân sẽ không còn sốt trong giai đoạn này, nhưng đây mới chính là thời gian nguy hiểm nhất quyết định bệnh có diễn biến trầm trọng hay không. Ở thời kỳ này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu đi rất nhiều. Vì thế mà bạch cầu, tiểu cầu giảm đáng kể, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của bệnh nhân. Bạn cần có sự theo dõi và thăm khám hàng ngày từ bác sĩ.
- Giai đoạn phục hồi: nếu như vượt qua được giai đoạn trên, cơ thể của bệnh nhân sẽ từ từ hồi phục. Khi đó, nhịp tim và huyết động ổn định, đi tiểu nhiều, có cảm giác thèm ăn và khát nước.
Nói chung, tùy theo từng đối tượng bệnh nhân mà diễn biến của bệnh sốt xuất huyết sẽ khác nhau.
Bệnh sốt xuất huyết có thời gian kéo dài trung bình từ 7 đến 10 ngày. Nếu như được chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần đến nhiều sự can thiệp từ bác sĩ. 2. Điều kiện thuận lợi xảy ra dịch Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh lây truyền từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn đốt, hai loại muỗi vằn trung gian truyền bệnh là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Nếu chẳng may bị loại muỗi này đốt và truyền mầm bệnh vào cơ thể, chỉ trong 4 – 5 ngày sau, bạn sẽ mắc phải bệnh sốt xuất huyết.
Một điều đáng chú ý là trong những tháng này (tháng 3 – tháng 4) và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời gian thuận lợi để muỗi vằn phát triển. Ở miền Bắc, 2 khoảng thời gian trên cũng chính là lúc bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết mạnh mẽ. Riêng ở miền Nam, do sự phân bố dày đặc của muỗi vằn nên bất kỳ lúc nào cũng có thể mắc bệnh. 3. Sốt xuất huyết có được tắm không?
Khi bị bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường.Tuy nhiên, nếu như hạ tiểu cầu nhiều, bạn cần tránh kỳ cọ mạnh bởi sẽ gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm. Bạn cũng cần chú ý: Trong thời gian từ cuối ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 7 của bệnh, triệu chứng sốt có thể sẽ giảm rõ rệt. Nhưng không vì vậy mà bệnh tình giảm nhẹ đi. Một số biến chứng khác như tăng tính thấm của thành mạch, giảm tiểu cầu... sẽ xuất hiện và gây ra xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau.
Chính vì thế, trong thời gian này, bạn nên hạn chế việc tắm gội bởi sẽ làm cho thành mạch giãn mạnh, khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn. Tốt nhất là bạn nên dùng khăn ấm lau người. Trong trường hợp bất khả kháng cần phải tắm, bạn nên tắm bằng nước ấm. Tuyệt đối nhớ rằng, không được dùng nước lạnh để tắm gội vì sẽ làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra, dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.
Như vậy, tùy theo từng trường hợp và giai đoạn cụ thể mà việc sốt xuất huyết có được tắm không sẽ có sự thay đổi. Nhìn chung, tắm gội trong thời gian bệnh sẽ không là vấn đề nếu bạn làm theo đúng như hướng dẫn từ bác sĩ và không cần phải kiêng tuyệt đối việc này. Sốt xuất huyết có được tắm không tùy theo từng trường hợp và giai đoạn cụ thể của bệnh 4. Một số lưu ý phải nhớ khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết
- Thường xuyên thử nhiệt độ để phòng khi sốt cao hoặc có bất thường về thân nhiệt.
- Nên dùng khăn ấm lau mát cơ thể. Nếu sốt cao, đắp khăn ở vùng nách và bẹn để hạ thân nhiệt.
- Mặc quần áo thoáng mát và mỏng, tốt nhất là được may từ vải cotton.
- Tránh dùng các loại thuốc như Aspirin hay Ibuprofen để hạ sốt vì những hoạt chất trong các loại thuốc này có khả năng gây bệnh xuất huyết tiêu hóa rất nguy hiểm. Thay vào đó, bạn nên dùng Paracetamol theo chỉ định của bác sĩ.
- Nên uống nhiều nước. Bạn có thể cho bé uống nước Oresol để bù điện giải cho cơ thể.
- Chỉ trong trường hợp bệnh nhân sốt cao (trên 38,50C) mới nên dùng thuốc. Mỗi lần uống cần cách nhau ít nhất 4 đến 6 tiếng.