Glocom bẩm sinh – Cần phát hiện sớm để bảo vệ thị lực của trẻ
Thứ năm - 15/05/2025 21:38
Glocom bẩm sinh là hình thái glocom thường gặp nhất trong các nhóm bệnh glocom ở trẻ em. Bệnh xảy ra do sự phát triển bất thường của hệ thống thoát lưu thuỷ dịch bên trong mắt. Đó có thể là những bất thường về cấu trúc của góc tiền phòng (thể nguyên phát) hoặc kèm theo những bất thường ở các phần khác của mắt (thể thứ phát). Bệnh glocom bẩm sinh được phát hiện, điều trị sớm có thể ngăn ngừa mù loà cho trẻ.
Glocom bẩm sinh được phân ra làm 2 thể bệnh khác nhau là, cụ thể: Glocom bẩm sinh nguyên phát: Chiếm 25% Glocom ở trẻ em, do dị sản góc tiền phòng, không kèm theo các bất thường toàn than hoặc các bộ phận khác của mắt. Glocom bẩm sinh thứ phát: Hay gặp hơn Glocom bẩm sinh nguyên phát: chiếm 75%, phối hợp với các bất thường khác: - Đục T3 – Tật không có mống mắt – Viêm màng bồ đào – HC Sturge-Weber – Dị sản bán phần trước. Dấu hiệu nhận biết glocom bẩm sinh: - Biểu hiện sợ ánh sáng ở trẻ:Triệu chứng này thường xuất hiện sớm, bé thường quay mặt úp vào ngực mẹ, nhìn vào chỗ tối, tránh nhìn nơi có ánh sáng. Gặp ánh sáng mắt bé thường nheo lại hoặc quay mặt đi chỗ khác. Khi bệnh tiến triển nặng, bé sẽ nhắm mắt ngay cả khi ở trong bóng tối và cả lúc đang ăn. - Co quắp mi mắt: Trẻ luôn có xu hướng khép mi mắt lại để hạn chế ánh sáng chiếu vào mắt - Nước mắt chảy ra nhiều:Cùng với triệu chứng sợ ánh sáng và mi mắt co quắp, bé sẽ bị chảy nước mắt thường xuyên do tế bào biểu mô giác mạc bị kích thích vì áp lực trong mắt tăng cao. Dẫn đến tình trạng phù biểu mô giác mạc. - Đôi mắt có màu đục: Bên trong giác mạc có một tấm tế bào nhỏ giữ nhiệm vụ bơm chất lỏng ra ngoài. Ở những trẻ bị glocom bẩm sinh, áp lực trong mắt tăng cao khiến những chất lỏng này bị đẩy ngược vào bên trong giác mạc làm mắt trẻ bị đục hơn bình thường. - Suy giảm thị lực cùng với giật nhãn cầu: Thị lực của trẻ giảm dần theo thời gian, khi nhìn thấy trẻ nheo mắt. Nguyên nhân do áp lực nội nhãn tăng cao, tác động đến dây thần kinh thị giác. Cùng với đó chứng giật nhãn cầu cũng thường xuyên xảy ra hơn. - Giác mạc mắt to hơn so với bình thường: Bình thường đường kính giác mạc của trẻ mới sinh chỉ khoảng 9,5- 10,5 mm. Ở trẻ bị glocom đường kính giác mạc sẽ lớn hơn 12 mm. Chẩn đoán glocom bẩm sinh Glocom bẩm sinh sẽ được phát hiện chính xác dựa vào chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt.
* Chẩn đoán xác định: - Giác mạc to, có vết nứt của màng Descemet - Nhãn áp: Thuộc dạng cao, nằm trong khoảng > 20mmHg. Ngoài ra, khi hai mắt bị chênh lệch nhãn áp thì khả năng cao trẻ bị glocom. Do đó, bác sĩ sẽ áp dụng gây tê tại chỗ để đo nhãn áp bởi các loại thuốc gây mê sẽ làm thay đổi chỉ số nhãn áp. - Soi góc tiền phòng: Hình ảnh đặc trưng của góc tiền phòng là mống mắt bám về phía trước; cấu trúc của góc bao gồm dải thể mi, vùng bè, cựa củng mạc hiện rõ hơn. - Tổn hại thị thần kinh: Kích thước lõm đĩa rộng hoặc mất cân bằng lõm đĩa ở hai mắt. * Chẩn đoán phân biệt: (Một số dấu hiệu của tăng nhãn áp bẩm sinh trùng với bệnh khác, lúc này cần áp dụng chẩn đoán phân biệt) - Các nguyên nhân chảy nước mắt: ü Tắc lệ đạo bẩm sinh ü Dị vật kết mạc, trợt biểu mô üViêm kết giác mạc, quặm übẩm sinh - Bất thường giác mạc: ü Giác mạc to bẩm sinh ü Phù giác mạc do chấn thương forcep khi sinh: vết rạn Descemet nằm theo đường thẳng đứng. üViêm giác mạc. ü Các loạn dưỡng, đục giác mạc bẩm sinh - Bất thường nhãn cầu: ü Cận thị nặng ü Lồi mắt ü Bất thường bẩm sinh đĩa thị: lõm đĩa thị sinh lý rộng, khuyết đĩa thị bẩm sinh. Điều trị Điều trị glocom bẩm sinh chủ yếu là phẫu thuật. Điều trị bằng thuốc thường chỉ để chuẩn bị cho phẫu thuật hay bổ sung sau khi phẫu thuật. Ngoài ra còn các thuốc hạ nhãn áp thường được dùng để chuẩn bị cho phẫu thuật hoặc bổ sung sau phẫu thuật. Theo dõi lâu dài là cần thiết, bao gồm kiểm tra, theo dõi nhãn áp và thần kinh thị giác. Glocom bẩm sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe mắt cho trẻ ngay từ khi sinh ra là vô cùng quan trọng. Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu nghi ngờ của glocom, hãy đưa trẻ đến khám và tư vấn với bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, bảo vệ bảo vệ thị lực của trẻ./.