Máu là món quà vô giá mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi chúng ta. Máu được coi như một loại thuốc đặc biệt và chỉ có thể được hiến tặng từ những trái tim nhân ái, tình nguyện, với tình cảm và trách nhiệm cao cả của những người khoẻ mạnh. Hành động nhân văn đó không chỉ giúp nhiều mảnh đời bất hạnh đang cần máu để vượt qua cơn nguy kịch, giành lại sự sống mà còn mang là một cơ hội giúp người hiến máu được tăng cường sức khoẻ.
Lợi ích sức khỏe
Theo các chuyên gia, hiến máu định kỳ giúp cơ thể tái tạo máu mới, nâng cao sức khỏe. Hiến máu nhiều lần làm giảm nguy cơ ứ đọng sắt, giảm thiểu bệnh tim mạch. Đồng thời, hiến máu làm cho tinh thần sảng khoái hơn, ăn ngủ ngon hơn. Máu trong cơ thể của bạn cho đi sẽ được tái tạo nhanh sau đó, máu mới do cơ thể sinh ra được trẻ hóa, có sức đề kháng chống bệnh tật, tạo sự phấn chấn vui vẻ hơn. Như vậy hiến máu làm cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn và cũng là cách để chúng ta kiểm tra giám sát sức khỏe của mình được tốt hơn.
Tham gia hiến máu tình nguyện bạn được đảm bảo những quyền lợi sau: Được khám, tư vấn sức khỏe miến phí, được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm về máu bí mật bằng thư riêng miễn phí. Người hiến máu được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện, được ưu tiên trong việc truyền máu khi cần. Giấy chứng nhận hiến máu có giá trị ở tất cả các bệnh viện công lập trong toàn quốc và có giá trị suốt đời.
Lời khuyên khi bạn đi hiến máu
Để phòng tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn và đảm bảo sức khỏe khi đi hiến máu, bạn cũng nên có sự chuẩn bị về tâm lý, thể chất.
Về đối tượng hiến máu: Nam đủ tuổi đời từ 18 tuổi - 60 tuổi cân nặng 45 kg trở lên; Nữ đủ tuổi đời từ 18 tuổi - 55 tuổi cân nặng 42 kg trở lên.
Hiến máu có thể khiến bạn mất một khoảng thời từ khi bạn vào trung tâm hiến máu và rời khỏi. Quá trình sẽ gồm thời gian bạn được thăm khám, hoàn thành giấy tờ, kiểm tra máu và 15 phút nghỉ ngơi sau khi hiến máu. Tuy nhiên, việc lấy máu chỉ mất khoảng 10 phút. Do đó, trước khi hiến máu, bạn cần sắp xếp lịch trình hoạt động phù hợp và lưu ý những điều sau đây nhé:
- Chỉ hiến máu khi tình trạng sức khỏe tốt: Dù việc hiến máu là tốt đối với bạn nhưng nếu bạn đang không khỏe hay nhiễm virus nào đó như HIV hay viêm gan B thì bạn không nên đi hiến máu.
- Phụ nữ có thể uống sắt trước khi hiến máu: Đặc biệt là phụ nữ lại rất dễ thiếu máu và thiếu sắt, vì thế nếu bạn biết mình bị thiếu máu thì không nên đi hiến máu cho đến khi khối lượng hồng cầu của bạn trở về bình thường. Nếu bạn thật sự muốn hiến máu thì bạn có thể uống một viên sắt trước khi đi hiến máu.
- Chườm đá để giảm vết bầm do hiến máu: Một số phản ứng phụ thường hay gặp như vết bầm, bạn có thể chườm lạnh tại vùng bị bầm vài phút sau mỗi vài giờ trong 24 giờ đầu sau hiến máu.
- Nghỉ ngơi sau khi hiến máu: Nếu bạn thấy choáng váng, đau đầu nhẹ hay buồn nôn sau khi đã nghỉ ngơi, bạn có thể nằm xuống và nâng chân lên cho đến khi thấy khỏe hơn.
Nếu bạn đủ điều kiện sức khỏe, đừng ngần ngại tham gia hiến máu. Hãy cùng nhau viết nên câu chuyện nhân ái bằng chính tấm lòng và hành động của mình, bởi bạn biết rằng khi hiến máu là bạn vừa trao đi niềm hy vọng cho những cuộc đời đang chờ đợi được truyền máu để tiếp tục duy trì sự sống từng ngày.
Tại Đà Nẵng, địa điểm tiếp nhận hiến máu: tại các chương trình được phát động trên địa bàn thành phố theo lịch (tháng 3/2025) dưới đây hoặc tại Khoa Huyết học Truyền máu – Bệnh viện Đà Nẵng.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, do vi rút sởi gây ra.Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô...