6 2 banner2 1

Khuyến cáo cài đặt phần mềm trên điện thoại để biết bạn có tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 hay không!

Chủ nhật - 26/07/2020 09:06
Cài đặt phần mềm trên điện thoại để biết bạn có tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 hay không!
Bộ TTTT vừa tập huấn hướng dẫn phần mềm Bluezone, phần mềm sẽ giúp người dùng điện thoại có thể biết mình đã từng tiếp xúc với người đã xác định mắc Covid-19 hay không? Vì khi cài đặt, phần mềm sẽ ghi nhận dữ liệu tiểu sử tiếp xúc của bạn với những người khác nếu người đó cũng cài và dùng phần mềm này.

Ứng dụng Bluezone sử dụng công nghệ Bluetooth BLE nhằm phát hiện những người tiếp xúc gần với người nhiễm qua Smartphone một cách nhanh chóng, chính xác, ít tốn kém. Ứng dụng Bluezone khai thác trên nguyên tắc: Bảo mật dữ liệu: Ứng dụng chỉ lưu dữ liệu trên máy, không chuyển thông tin lên hệ thống; Không thu thập vị trí: Ứng dụng không thu thập dữ liệu về vị trí của người sử dụng; Ẩn danh: Mọi người tham gia cộng đồng sẽ ẩn danh với những người khác; Minh bạch: Dự án được mở mã nguồn theo bản quyền GPL 3.0 giúp minh bạch các hoạt động của ứng dụng.

Ứng dụng cảnh báo cho bạn nếu tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19, có thể ghi nhận tiếp xúc kể cả khi điện thoại đặt trong túi, tắt màn hình. Việc ghi nhận diễn ra hoàn toàn tự động, đảm bảo tính riêng tư vì mã số truyền giữa hai điện thoại thay đổi liên tục, không định danh.

Để sử dụng ứng dụng trên điện thoại, người dùng làm theo các bước sau:

Khi nhân viên y tế đã phát hiện, xác minh người nhiễm COVID-19 (viết tắt là F0) thực hiện theo các bước sau đây:

- Bước 1: Nhân viên y tế tại cơ sở điều trị đăng nhập Hệ thống.

- Bước 2: Nhân viên y tế tại cơ sở điều trị khởi tạo việc khai báo trường hợp nhiễm COVID-19 vào hệ thống. Hệ thống sẽ hiển thị một Mã khai báo F0;

- Bước 3: Nhân viên y tế tại cơ sở điều trị và F0 sử dụng điện thoại của F0 đã cài App để chọn chức năng “Chia sẻ lịch sử tiếp xúc” và nhập Mã khai báo F0 (đã có ở bước 2). Sau đó chọn chức năng “Gửi ID và lịch sử tiếp xúc” để gửi những thông tin này từ App về Hệ thống;

- Bước 4: Nhân viên y tế tại cơ sở điều trị trở lại Hệ thống, chọn trường hợp F0 đã được khai báo (lúc này đã có ID và lịch sử tiếp xúc gửi về). Sau đó chọn chức năng “Truy vết F1”. Hệ thống sẽ gửi dữ liệu của F0 đến toàn bộ các App của người dùng;

- Bước 5: App của người dùng sau khi nhận được dữ liệu của F0 (ở bước 4) sẽ tự động so khớp trên máy người dùng, nếu nghi ngờ tiếp xúc F0 thì App sẽ gửi các dữ liệu đó về Hệ thống.

- Bước 6: Sau khi Hệ thống nhận được dữ liệu ở Bước 5, phần mềm sẽ tự động kiểm tra dữ liệu lịch sử nhận được và đưa ra bảng kết quả phân tích có dạng như sau:

STT

ID F1

Số điện thoại

Thời gian tiếp xúc F0

 

 

 

 

 

 

 

 

Danh sách này được coi là những người có tiếp xúc với người nhiễm COVID-19 (viết tắt là F1).

- Bước 7: Hệ thống tổng hợp toàn bộ thông tin F1 và kết quả ở Bước 6 và chuyển đến các đơn vị y tế dự phòng để thực hiện nghiệp vụ rà soát, xác minh, phát hiện trường hợp tiếp xúc gần và các biện pháp xử lý phù hợp theo quy định.

     Nếu trong các người bạn đã từng tiếp xúc không may bị nhiễm Covid-19 thì bạn sẽ nhận được thông báo là đã tiếp xúc gần (F1). Vì mục tiêu sớm phát hiện và ngăn chặn dịch lan rộng, bạn hãy cùng tôi cài đặt và sử dụng cũng như khuyến khích mọi người cùng sử dụng nhé!
Vì một Đà Nẵng đáng sống, hãy thể hiện mình là người có văn minh! 

Lưu ý là bạn luôn phải bật Blutooth trong quá trình sử dụng phần mềm nhé!
Nguồn: Bộ Y tế

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây