Sởi là bệnh lưu hành rộng vì thế bệnh liên tục xuất hiện trong cộng đồng, mức độ lây lan rất nhanh nên dễ bùng phát thành dịch. Việc triển khai các biện pháp đáp ứng phòng chống dịch và tiêm bù, tiêm vét, tiêm bổ sung vắc xin Sởi, Sởi - Rubella cho nhóm trẻ em chưa được tiêm chủng đầy đủ là rất cần thiết. Hoạt động này sẽ góp phần quan trọng không để dịch Sởi quay trở lại và góp phần giúp Việt Nam đạt mục tiêu loại trừ bệnh Sởi cùng với các nước khu vực Tây Thái Bình Dương trong tương lai.
WHO cảnh báo sự lưu hành hơn 500 biến thể phụ của Omicron có khả năng lây truyền cao. Hiện tình hình dịch bệnh COVID-19 ở các địa phương tiếp tục được kiểm soát. Tuy nhiên, Bộ Y tế dự báo dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian tới, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các làn sóng dịch bệnh do biến thể mới.
Tình hình dịch bệnh vẫn có những diễn biến phức tạp, cùng với dịch COVID-19, dịch sốt xuất huyết đang lưu hành, bệnh do virus Adeno gia tăng, xuất hiện ca bệnh cúm A(H5) và đặc biệt là dịch mới nổi như đậu mùa khỉ đã xâm nhập vào Việt Nam.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tốc độ tăng trưởng của biến thể Omicron thực sự tăng lên so với các biến thể khác được quan tâm. Do đó dẫn đến sự gia tăng lớn của các trường hợp nhiễm biến thể Omicron được phát hiện. Khi biến thể Omicron đang lây nhiễm trên nhiều quốc gia trên thế giới thì câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: Biến thể Omicron sẽ cạnh tranh với các biến thể khác đang lưu hành trong quần thể bằng cách nào? Và liệu Omicron có vượt qua được Delta hay không?
Bạch hầu là bệnh lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới và đã gây nên các vụ dịch nghiêm trọng, nhất là ở trẻ em trong thời kỳ chưa có vắc xin dự phòng. Bệnh xuất hiện nhiều vào các tháng 8 - 10 trong năm, thường tản phát, có thể phát triển thành dịch.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...