Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, từ đầu năm đến ngày 10/11/2024, toàn thành phố đã ghi nhận 2 ngàn ca mắc sốt xuất huyết với 160 ổ dịch nhỏ được ghi nhận tại 7 quận/huyện. Vì vậy, việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh là vô cùng cần thiết để giảm tỷ lệ mắc sốt xuất huyết trên địa bàn.
Theo số liệu thống kê của Khoa Kiểm soát bệnh tật - Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, tính đến ngày 14/7/2024, trên địa bàn huyện đã ghi nhận 101 ca mắc tay chân miệng. Một trong những xã có số ca mắc cao nhất là Hòa Sơn (22 ca), Hòa Liên (12 ca), Hòa Nhơn (12 ca)… hầu hết các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng chủ yếu là học sinh bậc học mầm non.
Theo số liệu từ Bộ Y tế, tính đến nửa tháng 5/2024 cả nước ghi nhận 20.081 trường hợp mắc Tay chân miệng tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2023, chưa có ca tử vong. Số ca mắc được ghi nhận chủ yếu trong các cơ sở giáo dục mầm non, có trên 90% số trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh.
UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Văn bản số 6104/UBND-SYT ngày 6/11/2023 về việc tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết (SXH). Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, tính đến ngày 5/11/2023, toàn thành phố đã ghi nhận 2.558 trường hợp mắc, 168 ổ dịch nhỏ, chưa có trường hợp tử vong.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong 5 năm qua, số lượng các loại hình nhân lực y tế tăng đáng kể, số bác sĩ/vạn dân tăng từ 7,2 năm 2010 lên khoảng trên 8,0 năm 2017, số dược sĩ đại học/vạn dân tăng từ 1,76 năm 2010 lên khoảng 2,5 năm 2017. Đây là kết quả của sự phát triển hệ thống đào tạo nhân lực y tế của Việt Nam.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...