BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG CẦN CHUẨN BỊ GÌ KHI ĐI DU LỊCH
Thứ hai - 21/09/2020 23:35
Những chuyến đi chơi xa, du lịch, nghỉ ngơi cùng gia đình, bạn bè là một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường thì điều này có nhiều ảnh hưởng do thay đổi về sinh hoạt, khí hậu, ăn uống....
Những chuyến đi chơi xa, du lịch, nghỉ ngơi cùng gia đình, bạn bè là một phần quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường thì điều này có nhiều ảnh hưởng do thay đổi về sinh hoạt, khí hậu, ăn uống.... Vì vậy, khi đi du lịch, người bệnh tiểu đường cần có một kế hoạch thật chu đáo, kỹ càng để chuyến đi được trọn vẹn. Dưới đây là một số lời khuyên mà người bệnh tiểu đường cần chuẩn bị trước khi đi du lịch.
Người bệnh tiểu đường nhớ mang theo thuốc điều trị: Thuốc điều trị là không thể thiếu với người bệnh tiểu đường để kiếm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng. Ngoài việc mang theo thuốc, người bệnh cần mang thêm số lượng thuốc dự phòng để phòng các sự cố xảy ra. Với những bệnh nhân tiêm insulin cần mang đủ bơm tiêm và lọ thuốc insulin. Để tránh nhầm lẫn giữa các loại thuốc, cần đánh dấu rõ ràng để phân biệt, mang theo các phiếu khám và xét nghiệm liên quan đến bệnh tiểu đường.
Theo dõi đường huyết thường xuyên: Suốt hành trình, người bệnh không nên bỏ quên thói quen theo dõi đường huyết. Sự thay đổi về thức ăn và thời gian ăn có thể ảnh hưởng đến đường huyết, mang theo máy thử đường huyết là cách tốt nhất để chủ động kiểm tra chỉ số đường huyết. Lưu ý với chế độ ăn uống: Thường xuyên tham khảo các tài liệu về chế độ dinh dưỡng và vận dụng để ước tính hàm lượng carbohydrate trong thực phẩm, điều này giúp lựa chọn những món ăn phù hợp với cơ thể và tình trạng bệnh.
Nên mang theo đồ ăn nhẹ để tránh bị hạ đường huyết đột ngột. Các đồ ăn nhẹ dễ bảo quản và để được lâu như: ngũ cốc, bánh quy, đậu phộng, trái cây khô,... Nếu đang điều trị bằng Insulin hoặc dùng thuốc gây hạ đường huyết thì phải luôn dự phòng nước soda hoặc trái cây bên mình. Nên tăng cường vận động trong chuyến đi: Bạn cũng nên tranh thủ thời gian trong chuyến đi để tăng cường vận động nhiều hơn. Có thể tham gia các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội hoặc tham gia tuor du lịch thám hiểm. Việc vận động thường xuyên giúp kiểm soát tốt bệnh và làm chậm phát triển biến chứng. Nên lựa chọn giày, dép thoải mái: Việc vận động nhiều khiến bàn chân chịu nhiều va chạm, tiếp xúc nhất. Nên lựa chọn giày, dép thoải mái để bảo vệ bàn chân. Tránh đi chân đất trên các mặt bằng như vỉa hè nóng, cát nóng hoặc các vị trí gồ ghề có nhiều vật cản. Nên kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện sớm những tổn thương. Chuẩn bị ít nhất 2 đôi giày để thay đổi phòng trường hợp giày ẩm ướt hay hư hỏng.
Chuẩn bị kế hoạch chu đáo là cách để bạn có chuyến du lịch vui vẻ, an toàn. Người bệnh tiểu đường nên duy trì những chuyến đi để cơ thể được thư giãn và có thêm niềm tin trong công cuộc đấu tranh với căn bệnh mạn tính này.