Nhằm tăng cường công tác truyền thông, giáo dục tại cộng đồng về các nội dung mới triển khai trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện chiến dịch truyền thông khám sàng lọc và chăm sóc sức khỏe cho người dân, trong tháng 7 và 8 năm 2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tp. Đà Nẵng đã tổ chức 14 cuộc nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, tại các trạm y tế thuộc 7 quận/huyện trên địa bàn thành phố.
Bệnh phụ khoa luôn là nỗi ám ảnh thầm kín đối với phụ nữ. Đối với các chị em trong độ tuổi sinh sản đều có khả năng mắc bệnh phụ khoa. Bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, tăng nguy cơ ung thư.
Khám phụ khoa là nhu cầu thiết yếu đối với phụ nữ, đặc biệt là những người trong độ tuổi sinh sản nhằm phát hiện sớm tình trạng viêm nhiễm, bệnh phụ khoa hay các dấu hiệu ung thư.
Nạo phá thai dù ở tuổi nào cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người phụ nữ. Nhưng ở trẻ vị thành niên (VTN), chưa đủ trưởng thành về thể chất, lý trí, tình cảm để sẵn sàng làm mẹ thì hậu quả của nạo phá thai sẽ nặng nề hơn, nguy cơ tai biến sản khoa cũng cao hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ sau này.
Muỗi vằn – trung gian truyền bệnh Sốt xuất huyết (SXH) có khả năng sinh sản và thích ứng cao trong môi trường có con người sinh sống khiến muỗi là kẻ thù khó tiêu diệt. Muốn phòng bệnh SXH hiệu quả, phải diệt muỗi tận gốc và muốn vậy thì phải hiểu về đặc tính của muỗi vằn.
Sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ có vai trò rất to lớn, nhất là đối với thiên chức làm mẹ và chất lượng sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải chị em nào cũng được cung cấp kiến thức chăm sóc sức khỏe một cách kĩ lưỡng.
Tuổi vị thành niên (VTN) là thời kỳ phát triển đặc biệt, trẻ em lớn lên và phát triển để trở thành người lớn. Đây là thời kỳ xảy ra đồng thời nhiều thay đổi gồm: sự lớn lên và trưởng thành của cơ thể, sự thay đổi về tâm sinh lý và các mối quan hệ xã hội. Ở lứa tuổi này những hiểu biết về sức khỏe sinh sản chưa đủ để chuẩn bị tốt tâm lý, dễ bị tổn thương, những kiến thức có được không đủ để bảo vệ bản thân, gây ra nhiều hệ lụy lớn như quan hệ tình dục sớm, có thai ngoài ý muốn,…
Một số phụ nữ lo lắng sau khi tiêm mũi 1 mới phát hiện mang thai thì có nên tiếp tục tiêm mũi 2 vaccine COVID-19 hay không, cần kết thúc mũi tiêm thứ 2 ở tuần thứ bao nhiêu? PGS.TS Hồ Sỹ Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Trung ương chia sẻ một số thông tin quan trọng.
Trong 3 tháng đầu năm, hoạt động chăm sóc sức khoẻ sinh sản được các tuyến chủ động lên kế hoạch, tổ chức thực hiện và ngày càng đi vào quy củ. Bước đầu các tuyến đã chú trọng đẩy mạnh các nội dung mới như dự phòng ung thư cổ tử cung; dự phòng lây truyền các bệnh từ mẹ sang con; chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên- thanh niên; triển khai sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ - trẻ em...
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Đà Nẵng vừa tổ chức Hội nghị giao ban công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản (CSSKSS) quý 1 năm 2021 và triển khai hoạt động quý 2 năm 2021.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...