Bệnh Đậu mùa và cách phòng ngừa

Thứ tư - 09/11/2022 22:55
Bệnh Đậu mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút variola với các triệu chứng nguy hiểm: Sốt cao 40 độ, mệt lả người, đau lưng,… Khi không được cách ly và chăm sóc y tế kịp thời, bệnh sẽ lây lan nhanh và diễn tiến nặng dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.
Triệu chứng thường gặp của bệnh Đậu mùa như thế nào?
Khi vi rút tấn công vào cơ thể, chúng ủ bệnh trung bình từ 7-17 ngày. Thông thường, khoảng 10-14 ngày sau khi nhiễm vi rút, bệnh xuất hiện các triệu chứng đầu tiên như: sốt cao đột ngột đến 40 độ C, đau đầu, mệt lử, đau lưng dữ dội, có lúc đau bụng và nôn,… Sau 2 - 4 ngày, nhiệt độ giảm và xuất hiện ban trên mặt, bàn tay, cẳng tay và lan khắp cơ thể. Chỉ trong 1-2 ngày, các nốt phát ban phát triển thành các hạt mụn nước nhỏ, ban đầu chứa đầy dịch trong và chuyển thành mủ. Khoảng 8 – 9 ngày, các hạt mụn nước đóng vẩy rồi rụng, để lại sẹo tròn và sâu, nhiều nhất ở mặt. Người đã được chủng đậu trước đây, nếu bị nhiễm vi rút Đậu mùa có thể không bị bệnh hoặc có biểu hiện triệu chứng toàn thân nhẹ, phát ban không điển hình và thường không có các giai đoạn tiến triển của ban.
Có 2 thể dịch tễ học lâm sàng của bệnh đậu mùa là bệnh đậu mùa nhẹ (alastrim) và bệnh đậu mùa nặng (smallpox).
bẻnh dau mua

Ai là người dễ mắc bệnh Đậu mùa?
Bệnh Đậu mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, tác động lên mọi người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là:
  • Trẻ em, thai phụ, phụ nữ đang cho con bú.
  • Những người mắc các tình trạng rối loạn về da như chàm, vẩy nến, tổ đỉa.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu do dùng thuốc corticoid liều cao trong thời gian dài, ung thư, người nhiễm HIV,…
Bệnh Đậu mùa để lại những biến chứng gì?
Bệnh Đậu mùa là bệnh nguy hiểm, nếu không được theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng, bệnh có nguy cơ diễn tiến nặng, người bệnh tử vong nhanh chóng. Đặc biệt, các tình trạng nặng thường xảy ra ở phụ nữ mang thai và người suy giảm  miễn dịch. Nhiều bệnh nhân sau khi khỏi bệnh Đậu mùa đã bị mù. Ngoài ra, bệnh Đậu mùa còn gây ra các biến chứng khác, như:
  • Nhiễm khuẩn thứ phát trên da với triệu chứng ngứa, lở loét,… phải điều trị bằng kháng sinh dạng thuốc mỡ, thuốc viên hoặc dung dịch theo chỉ định của bác sĩ.
  • Viêm giác mạc và loét mạc dẫn đến mù lòa, ảnh hưởng đến suốt cuộc đời người bệnh.
  • Viêm khớp do vi rút và viêm tủy xương.
  • Viêm phổi do vi khuẩn.
  • Viêm tinh hoàn.
  • Viêm não.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh Đậu mùa?
Bệnh Đậu mùa có tốc độ lây lan khá nhanh, nhiễm bệnh với triệu chứng nặng, có nguy cơ tử vong. Vi rút gây bệnh Đậu mùa tồn tại đến vài tháng ở môi trường bên ngoài, chỉ cần tiếp xúc với áo quần có vi rút cũng khiến con người dễ mắc bệnh, vì vậy cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để có hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp giảm được nguy cơ mắc bệnh đậu mùa.
Khi tiếp xúc không an toàn (không mang khẩu trang, găng tay) với nguồn bệnh, người bệnh nên tiêm vắc xin trong vòng 3-4 ngày để giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng hoặc ngăn chặn bệnh lây lan, hạn chế diễn tiến xấu của bệnh Đậu mùa. Đồng thời, người bệnh nên tự cách ly ở phòng riêng để tránh lây lan dịch bệnh và báo với cơ sở y tế địa phương.
Khi cơ thể xuất hiện các nốt phát ban, mụn nước, mụn mủ, người bệnh nên mang khẩu trang, găng tay, áo choàng,… đến bệnh viện để được chăm sóc, điều trị. Trong trường hợp chuyển viện, người bệnh dùng khẩu trang y tế che mũi miệng, giảm tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh. Trường hợp dịch đậu mùa bùng phát, những người mắc bệnh sẽ được cách ly để kiểm soát vi rút lây lan.
Trong quá trình điều trị, người bệnh nên được cách ly tại phòng riêng, thoáng khí, có ánh nắng mặt trời, hạn chế tối đa tiếp xúc với nhiều người đến khi các vết mụn nước khô và đóng vảy hoàn toàn. Đồng thời, người bệnh nên mặc quần áo rộng, mỏng, tắm bằng nước ấm, không được dùng chung đồ cá nhân (khăn, ly, chén, muỗng, đũa) để tránh lây lan dịch bệnh./.
                                                                                                                                                  Anh Thơ (Tổng hợp)
 
 Tags: nguy cơ, khi không

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây