6 2 banner2 1

Hướng dẫn biện pháp xử lý các vật dụng chứa đọng nước

Thứ hai - 19/12/2022 02:39
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu do muỗi vằn Aedes aegypti đốt người bệnh sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Do đó, cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy, phòng chống muỗi đốt và giữ vệ sinh nhà ở cũng như môi trường xung quanh. Trong đó, cần chú ý xử lý tốt các vật dụng chứa nước đọng trong và xung quanh nhà để không cho muỗi đẻ trứng và nở thành lăng quăng, bọ gậy.
diet bo gay 1
 
Tên gọi vật chứa Giải pháp
Lọ hoa Dùng bàn chải với nước rửa chén chà sạch toàn bộ bề mặt bên trong lọ hoa và thay nước mới sau mỗi 3 đến 5 ngày
Chậu cây thủy sinh Dùng bàn chải với nước rửa chén chà sạch toàn bộ bề mặt bên trong chậu cây thủy sinh và thay nước mới sau mỗi 3 đến 5 ngày; hoặc thả các loại cá ăn lăng quăng vào chậu cây thủy sinh (cá bảy màu, cá rô phi, cá chép, …)
Xô, thùng Dùng bàn chải với nước rửa chén chà sạch toàn bộ bề mặt bên trong xô, thùng sau mỗi 3 đến 5 ngày sử dụng
Hồ chứa nước sinh hoạt Khuyến khích sử dụng hồ có nắp đậy, nếu không có nắp đậy thì dùng tấm bạt/vải/lưới chống mũi che kín miệng hồ; lưu ý căng thẳng tấm bạt khi che, không để tạo thành chỗ trũng
Hồ trữ nước Khuyến khích sử dụng hồ trữ nước có nắp đậy. Nếu không có nắp đậy thì dùng tấm bạt che kín miệng hồ; lưu ý căng thẳng tấm bạt khi che, không để tạo thành chỗ trũng
Chén nước cúng Dùng khăn với nước rửa chén lau sạch bề mặt bên trong chén nước cúng và thay nước mới sau mỗi 3 đến 5 ngày
Chân chén chống kiến tủ đựng thức ăn Bỏ muối (muối hột/muối ăn thông thường) hoặc dầu ăn vào chân chén nước chống kiến tủ đựng thức ăn
Không bỏ nhớt vì gây ô nhiễm môi trường
Ngăn thoát nước tủ lạnh Bỏ muối (muối hột/muối ăn thông thường) hoặc hóa chất diệt côn trùng (Temephos 1%; Pyriproyfen 0.5%) vào ngăn thoát nước tủ lạnh
Ngăn chứa nước dư máy nước uống Đổ nước và dùng khăn với nước rửa chén lau sạch bề mặt bên trong ngăn chứa nước dư sau mỗi 3 đến 5 ngày
Hòn non bộ Thả cá ăn lăng quăng vào hòn non bộ (cá bảy màu, cá rô phi, cá chép, …)
Hồ thu nước mưa tầng hầm Bỏ hóa chất diệt côn trùng vào hồ thu nước mưa tầng hầm (Temephos 1%; Pyriproyfen 0.5%)
Thùng chứa nước tưới cây Dùng bàn chải với nước rửa chén chà sạch toàn bộ bề mặt bên trong thùng sau mỗi 3 đến 5 ngày
Máng nước uống vật nuôi Dùng bàn chải với nước rửa chén chà sạch toàn bộ bề mặt bên trong máng nước uống vật nuôi và thay nước mới sau mỗi 3 đến 5 ngày
Lọ hoa cố định Bỏ muối (muối hột/muối ăn thông thường) hoặc hóa chất diệt côn trùng (Temephos 1%; Pyriproyfen 0.5%) vào lọ hoa cố định.
Lu, khạp Dùng bàn chải với nước rửa chén chà sạch toàn bộ bề mặt bên trong lu, khạp và thay nước mới sau mỗi 3 đến 5 ngày
Hồ Khuyến khích sử dụng hồ có nắp đậy, nếu không có nắp đậy thì dùng tấm bạt/vải/lưới chống muỗi che kín miệng hồ; lưu ý căng thẳng tấm bạt khi che, không để tạo thành chỗ trũng
Đài phun nước Thả các loại cá ăn lăng quăng vào đài phun nước (cá bảy màu, cá rô phi, cá chép, …)
Vỏ xe (chờ thanh lý, tái chế) Xếp chồng lên nhau và để ở nơi có mái che hoặc dùng tấm bạt che kín tất cả vỏ xe; lưu ý căng thẳng tấm bạt khi che, không để tạo thành chỗ trũng
Vỏ xe (trưng bày, quảng cáo) Đục lỗ đủ lớn cho nước chảy ra và quay lỗ đục xuống dưới hoặc dùng băng dính nylon quấn kín quanh vỏ xe
Vỏ xe (trang trí, vui chơi) Đục lỗ ở đáy hoặc đổ bê tông, cát vào đầy vỏ xe
Vỏ chai Thu gom, đổ hết nước trong chai và để ở nơi có mái che
Bát nhang Đổ cát vào đầy bát nhang
Đĩa lót đáy chậu cây Đổ nước, dùng khăn với nước rửa chén lau sạch bề mặt đọng nước của đĩa sau mỗi 3 đến 5 ngày và cho muối (muối hột/muối ăn thông thường) vào đĩa
Xô chứa nước dư máy lạnh Đổ nước, dùng bàn chải với nước rửa chén chà sạch bề mặt bên trong của xô sau mỗi 3 đến 5 ngày
Sê nô, máng xối Khai thông dòng chảy nếu bị nghẹt
Bạt che Căng thẳng tấm bạt, không để bạt bị chùng xuống, tạo thành chỗ trũng; kiểm tra và xử lý nước đọng trên bạt sau khi mưa
Chân đế cấm cờ treo tường Khoan lỗ thoát nước ở cạnh đáy dưới chân đế
Chậu kiểng đang bày bán Xây dựng mái che cho khu vực bày bán chậu kiểng hoặc dùng bạt che phủ chậu kiểng khi trời mưa/ban đêm và đổ nước đọng trong chậu ra ngoài khi phát hiện
Đồ vật có kích thước lớn để ngoài trời có khả năng đọng nước Dùng tấm bạt đậy kín và căng thẳng tấm bạt khi che, không để tạo thành chỗ trũng
Đồ cũ cần thanh  lý nhưng chưa thanh lý Để tại nơi có mái che hoặc dùng tấm bạt đậy kín nếu để ngoài trời
Dụng cụ thi công công trình Để tại nơi có mái che hoặc dùng tấm bạt đậy kín các dụng cụ sau khi sử dụng; lưu ý căng thẳng tấm bạt khi che, không để tạo thành chỗ trũng
Rãnh thoát nước mưa Khai thông rãnh, loại bỏ vật chắn gây đọng nước bằng các biện pháp thủ công hoặc dùng hóa chất
Hộp bảo vệ đồng hồ nước (bị mất nắp) Sửa chữa, thay thế nắp mới
Ống nhựa xoắn luồn dây điện Dùng bao nylon bịt kín các đầu ống
Hốc cây, bẹ lá Lấp đầy bằng cát hoặc xi măng
Chậu kiểng loại không đục lỗ Soi (đục) lỗ đủ lớn cho nước chảy ra ở đáy chậu
Ly nhựa Thu gom, đổ hết nước đọng và bỏ vào thùng rác có nắp đậy
Gáo dừa
Hộp chứa thức ăn
Túi nylon
Chai nước
Tất cả những vật phế thải nhỏ có khả năng đọng nước

Tác giả bài viết: CDC Đà Nẵng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây