Một điều rất quan trọng là khi sử dụng dầu ăn phải chú ý cho dầu vào thực phẩm ở thời điểm nào. Khi sơ chế nguyên liệu, nên cho gia vị vào trước rồi mới thêm dầu ăn, như vậy mới đảm bảo cho gia vị ngấm vào thức ăn. Có thể cho dầu ăn khi thức ăn đã chín, bắc ra khỏi bếp để dậy mùi thức ăn hơn.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu do muỗi vằn Aedes aegypti đốt người bệnh sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Do đó, cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy, phòng chống muỗi đốt và giữ vệ sinh nhà ở cũng như môi trường xung quanh. Trong đó, cần chú ý xử lý tốt các vật dụng chứa nước đọng trong và xung quanh nhà để không cho muỗi đẻ trứng và nở thành lăng quăng, bọ gậy.
Ngày 11/7 được lựa chọn làm Ngày Dân số thế giới nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về các vấn đề dân số. Nhân Ngày Dân số thế giới 11/7 hằng năm, Quỹ Dân số Liên hợp quốc lựa chọn một chủ đề cấp thiết mang tính toàn cầu nhằm kêu gọi sự quan tâm chú ý của toàn nhân loại. Năm 2022, chủ đề của Ngày Dân số thế giới được chọn là "Thế giới 8 tỷ người: Để hướng tới một tương lai bền vững cho tất cả mọi người cần khai thác cơ hội và đảm bảo quyền, lựa chọn cho tất cả mọi người".
Từ hôm nay, Đà Nẵng bắt đầu triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho nhóm trẻ từ 6 – dưới 12 tuổi trên toàn thành phố. Có thể nói, việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 là biện pháp an toàn nhất để bảo vệ trẻ trước dịch bệnh cũng như góp phần tạo miễn dịch cộng đồng đặc biệt là đối với nhóm trẻ từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, các phụ huynh cần chú ý cẩn thận, chăm sóc và theo dõi trẻ trước, trong và sau quá trình tiêm chủng. Kịp thời phát hiện những triệu chứng bất thường nguy hiểm với trẻ.
Khi trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ thì trẻ nên được chăm sóc, điều trị tại nhà. Việc chăm sóc trẻ cần tuân theo hướng dẫn, tránh việc tự ý dùng thuốc. Người chăm sóc cần chú ý theo dõi các dấu hiệu bệnh chuyển nặng để đưa ngay trẻ đến cơ sơ y tế.
Giao mùa thời tiết thay đổi đột ngột gây mưa nhiều, ẩm, lạnh, rét, nhiều bệnh ở người cao tuổi (NCT) dễ xuất hiện, tái phát. Vì vậy, NCT nên chú ý để phòng tránh những biến cố về sức khỏe có thể xảy ra.
Gần đây, số lượng trẻ mắc tay chân miệng tại một số tỉnh thành có xu hướng gia tăng. Đáng nói là có nhiều trường hợp đã xuất hiện những biến chứng nguy hiểm, trong đó, biến chứng nặng nhất trong bệnh Tay Chân Miệng (TCM) là viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp và viêm não... đe dọa tính mạng trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý phát hiện các dấu hiện sớm để đưa con đi điều trị kịp thời, không làm ảnh hưởng đến việc học của trẻ.
1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi Những thay đổi về dinh dưỡng người già có thể ảnh hưởng tới cơ chế hấp thụ thức ăn của cơ thể, nhu cầu dinh dưỡng và khẩu vị. Vì vậy, khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người lớn tuổi, cần chú ý tới những điều sau:
Ngày Thị giác Thế giới là ngày nâng cao nhận thức được tổ chức hàng năm vào thứ Năm thứ hai của tháng 10, nhằm tập trung sự chú ý của toàn cầu vào vấn đề mù lòa và suy giảm thị lực. Năm nay, Ngày Thị giác Thế giới sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng 10 năm 2020 với chủ đề: Hy vọng trong tầm nhìn (Hope In Sight ).
HIV, căn bệnh chưa có thuốc chữa và không chừa bất kì ai. Với người đồng tính mà nói, lây nhiễm HIV là một nỗi lo sợ vì tình trạng quan hệ khá bừa bãi, không chú ý đến biện pháp an toàn ở một số bạn trẻ. Sự chủ quan, thiếu hiểu biết trong quan hệ đã dẫn đến nhiều bi kịch, để những chàng trai hay cô gái tuổi đời còn trẻ cảm thấy mờ mịt với tương lai phía trước.
Nhiễm trùng tiết niệu ở học sinh đứng hàng thứ 3 của các bệnh học đường ở trẻ em. Đây là hiện tượng viêm nhiễm có thể ở thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo của trẻ. Nhưng trẻ em tuổi học đường thường hay không để ý đến bệnh. Do vậy các bậc cha mẹ cần chú ý để giúp phát hiện sớm bệnh này ở trẻ em.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...