Nhiễm trùng tiết niệu tuổi học đường

Thứ hai - 15/07/2019 23:39
Nhiễm trùng tiết niệu ở học sinh đứng hàng thứ 3 của các bệnh học đường ở trẻ em. Đây là hiện tượng viêm nhiễm có thể ở thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo của trẻ. Nhưng trẻ em tuổi học đường thường hay không để ý đến bệnh. Do vậy các bậc cha mẹ cần chú ý để giúp phát hiện sớm bệnh này ở trẻ em.
Nhiễm trùng tiết niệu ở học sinh đứng hàng thứ 3 của các bệnh học đường ở trẻ em. Đây là hiện tượng viêm nhiễm có thể ở thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo của trẻ. Nhưng trẻ em tuổi học đường thường hay không để ý đến bệnh. Do vậy các bậc cha mẹ cần chú ý để giúp phát hiện sớm bệnh này ở trẻ em.

Dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu thường là sốt nhẹ, sốt kéo dài hay có thể sốt cao; đau vùng hông hay đau bụng dưới. Trẻ biếng ăn, kém chơi, khó chịu, đôi lúc rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy). Đái dắt, đái buốt, đi tiểu nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn. Màu nước tiểu đục, đôi khi có máu…trẻ có thể dùng tay sờ nắn bộ phận sinh dục khi nhiễm trùng đường tiểu, nên tay khai mùi nước tiểu ( bàn tay khai). Trẻ nhiễm trùng đường tiểu mạn tính có thể có màu da xanh và sút cân.
Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu ở trẻ em tuổi học đường thường do vi khuẩn, thường là vi khuẩn E.Coli. Vi khuẩn E.Coli là một loại vi khuẩn nằm trong đường ruột, chứa nhiều trong phân người và động vật, vi khuẩn có cả trong đất, bụi, nước và không khí, thực phẩm, rau củ quả… Vi khuẩn này và rất dễ lây nhiễm sang cho người, nhất là trẻ em khi tiếp xúc. Bên cạnh đó, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nấm phát triển và khuếch tán khắp nơi, khi trẻ tham gia hoạt động vui chơi sẽ dễ dàng tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, bé gái thường dễ bị mắc bệnh hơn bé trai do cấu tạo giải phẫu và sinh lý niệu đạo ngắn, lỗ tiểu gần với hậu môn. Bé trai bị hẹp bao quy đầu cũng thường hay bị, do nguyên nhân nước ngược dòng ở những bé trai làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại. Những thói quen hàng ngày do bố mẹ thực hiện cho bé như: đóng bỉm thường xuyên, sử dụng bỉm không đúng cách hay cho bé mặc quần thủng cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em. Khi vệ sinh cho bé sau khi đi đại tiện, nhiều cha mẹ hoặc các bảo mẫu thường rửa cho trẻ từ sau ra trước nên vô tình sẽ đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu, điều này gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em.
Nhiễm trùng tiết niệu thường gây ra biến chứng gần và biến chứng lâu dài. Toàn thân có thể bị nhiễm trùng máu thường do vi khuẩn Gram(-) với nguy cơ choáng nhiễm trùng, hoại tử ống thận, bệnh thận kẻ. Tại thận và quanh thận có thể gây hoại tử nhu mô thận, abces thận, thận ứ mủ, viêm quanh thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát như viêm thận - bể thận mãn. Viêm thận - bể thận mãn do xơ hóa vỏ thận, viêm kẻ thận mãn, xơ teo ống thận, trào ngược bàng quang - niệu quản, còn gọi là bệnh thận trào ngược. Có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra sỏi thận về lâu dài.
Để phòng tránh viêm đường tiết niệu ở trẻ em các bậc cha mẹ nên vệ sinh đúng cách cho trẻ, mỗi lần đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau. Sau khi trẻ đi vệ sinh xong cần lau khô cho trẻ và thay tã, bỉm thường xuyên. Cho trẻ uống nước thường xuyên, có thể xen kẻ nước cam, chanh…để làm sạch đường tiểu. Tránh tình trạng nước tiểu ứ đọng trong bàng quang. Cần hạn chế việc nhịn tiểu ở trẻ, khuyến khích hay tạo phản xạ đi tiểu của trẻ đúng giờ hằng ngày. Cần tăng đề kháng cho trẻ, cha mẹ nên bổ sung hoa quả và rau xanh trong chế độ hàng ngày của các em.
Tốt nhất, khi có các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu ở các cháu học sinh, phụ huynh nên đưa con đi khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sỹ để có cách chữa trị hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tái phát và biến chứng có thể xảy ra. Dự phòng nhiễm trùng đường tiểu cũng là một giải pháp tốt để các cháu có một sức khỏe tốt trong những năm ngồi trên ghế nhà trường/.
 
Bs Thân Văn Chín-TTKSBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây