Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính, tiến triển âm thầm. Đường trong máu cao, kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cuộc sống và chất lượng cuộc sống của người bệnh như: tổn thương mắt gây ra mù loà; suy thận; nhiễm trùng bàn chân, cắt cụt chi. Đặc biệt, biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim..., là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với bệnh nhân ĐTĐ.
Con người có thể bị nhiễm virut cúm gia cầm như cúm A (H5N1), A (H7N9), A (H9N2) và các vi rút cúm khác có nguồn gốc từ động vật A (H1N1), A (H1N2) và A (H3N2). Bệnh Cúm gia cầm lây sang người có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp từ mức nhẹ đến mức nghiêm trọng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tính (khó thở), sốc và thậm chí tử vong. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh cho người, vì thế chủ động phòng cúm gia cầm luôn là vấn đề cần thiết.
Bệnh Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn Bạch hầu gây ra.
Bệnh lao là một trong những căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, là căn bệnh nguy hiểm thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng gây tử vong ở các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Theo báo cáo của WHO năm 2022, Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao trên thế giới.
Thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, mưa nắng bất chợt, khí trời se lạnh vào buổi sáng sớm kèm theo tiết trời hanh khô… là điều kiện thuận lợi để vi rút gây ra các bệnh viêm đường hô hấp như: Cảm, Cúm, Adenovirus, viêm mũi dị ứng, Sởi, COVID-19... phát triển, lây lan gây các bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc làm trở nặng các bệnh lý mạn tính...
Một số bệnh khiến trẻ có nguy cơ mắc phải trong mùa tựu trường như: nhiễm trùng đường hô hấp (viêm VA cấp, viêm phổi phế quản, viêm phổi, cúm A/B), Covid-19, tay chân miệng, sốt virus (siêu vi), nhiễm trùng đường ruột... Nhiều bệnh lý nguy hiểm dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường như: Covid-19, viêm phổi cấp, viêm họng cấp, sốt xuất huyết... nếu cha mẹ không thận trọng chăm sóc đúng cách, có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Viêm là phản ứng bình thường của cơ thể đối với nhiễm trùng, bệnh tật và chấn thương. Nhưng khi bị viêm mạn tính tồn tại trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe khác.
Bệnh Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn Bạch hầu gây ra (Corynebacterium diphtheria). Vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể.
Bệnh bạch hầu thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi-rút cúm lưu hành ở tất cả các nơi trên thế giới. Các triệu chứng của cúm mùa bao gồm sốt đột ngột, ho (thường là ho khan), đau đầu, đau cơ và khớp, mệt mỏi, đau họng và chảy nước mũi. Ho có thể nặng và kéo dài từ hai tuần trở lên.
HIV là vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Thuốc kháng virut (ARV) đã được nghiên cứu và đưa vào sử dụng trên thế giới từ năm 1985 có tác dụng làm chậm sự nhân lên của HIV trong cơ thể, bảo vệ hệ thống miễn dịch và làm giảm khả năng mắc các nhiễm trùng cơ hội, nhờ đó đã góp phần giảm thiểu tiến triển nặng của người bệnh, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người nhiễm HIV.
Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới, bệnh Lao là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng, với khoảng 10 triệu bệnh nhân mới mỗi năm và gần 1,5 triệu người tử vong trên toàn cầu. Đây là căn bệnh truyền nhiễm được cho là nguy hiểm và đáng sợ hơn khi dễ dàng lây lan ra cộng đồng nếu bệnh nhân không được chữa trị đúng cách.
Nhiễm trùng tiết niệu ở học sinh đứng hàng thứ 3 của các bệnh học đường ở trẻ em. Đây là hiện tượng viêm nhiễm có thể ở thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo của trẻ. Nhưng trẻ em tuổi học đường thường hay không để ý đến bệnh. Do vậy các bậc cha mẹ cần chú ý để giúp phát hiện sớm bệnh này ở trẻ em.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...