6 2 banner2 1

Bệnh Đái tháo đường và các biện pháp phòng ngừa

Thứ sáu - 15/11/2024 21:07
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính, tiến triển âm thầm. Đường trong máu cao, kéo dài là nguyên nhân chủ yếu gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới cuộc sống và chất lượng cuộc sống của người bệnh như: tổn thương mắt gây ra mù loà; suy thận; nhiễm trùng bàn chân, cắt cụt chi. Đặc biệt, biến chứng tim mạch như tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim..., là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với bệnh nhân ĐTĐ.
Những ai dễ mắc bệnh ĐTĐ?
- Yếu tố nguy cơ can thiệp được:
+ Thừa cân béo phì;
+ Ít hoạt động thể lực;
+ Tăng huyết áp;
+ Rối loạn mỡ máu;
+ Tiền đái tháo đường;
+ Rối loạn đường huyết lúc mang thai.
- Yếu tố nguy cơ không can thiệp được:
+ Người trên 40 tuổi
+ Gia đình từng có người bị đái tháo đường.
Khi bị ĐTĐ bệnh nhân có triệu chứng gì?
Người mắc bệnh tiểu đường thường có các triệu chứng như: Khát nước nhiều; Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt vào ban đêm; Sụt cân không rõ nguyên nhân; Mệt mỏi; Mờ mắt; Nhiễm trùng da hoặc niêm mạc kéo dài.v.v…
biến chứng đái tháo đường

Tuy nhiên, có nhiều người mắc tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2, không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu. Điều này dẫn đến việc phát hiện bệnh muộn, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Các biến chứng bệnh đái tháo đường là gì?
Biến chứng mạn tính bao gồm: bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận mạn tính, loét chân, bệnh lý võng mạc.v.v… 
Bệnh ĐTĐ là do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào của cơ thể không đáp ứng với insulin. Có 3 loại đái tháo đường:
- ĐTĐ tuýp 1: là tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, do vậy trước dây còn gọi là “đái tháo đường phụ thuộc insulin” hoặc “đái tháo đường vị thành niên”.
- ĐTĐ tuýp 2: là do sự đề kháng với insulin, các tế bào không đáp ứng với insulin, do đó còn gọi là “đái tháo đường không phụ thuộc insulin”.
- ĐTĐ thai kỳ: xảy ra khi phụ nữ một phụ nữ chưa hề mặc bệnh đái tháo đường mà trong khi mang thai lại có nồng độ đường trong máu cao.
Các biện pháp phòng ngừa ĐTĐ
Việc phòng ngừa ĐTĐ liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống và tập luyện. Vì vậy, mọi người cần:
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý nhằm kiểm soát cân nặng (BMI  từ 18-25) và lượng mỡ dư thừa.
- Cần ăn nhiều rau, trái cây, thực phẩm tự nhiên còn tươi; tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm nhiều chất béo.
- Lựa chọn những loại ngũ cốc còn nguyên màng cám, gạo không nên xát kỹ.
- Không nên ăn quá no, có thể chia nhỏ các bữa ăn và nhai thật kỹ.
- Hạn chế ăn mặn, nước ngọt có gas, bánh kẹo, nội tạng động vật…
- Nói không với hút thuốc lá, không lạm dụng rượu, bia.
- Tăng cường hoạt động thể lực, luyện tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và ít nhất 5 ngày/tuần
- Xét nghiệm đường máu là cách duy nhất tầm soát bệnh đái tháo đường để sớm phát hiện bệnh.
Việc kiểm tra phát hiện sớm bệnh đái tháo đường có ý nghĩa rất quan trọng nhằm kịp thời tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để giảm tiến triển của bệnh./.
Châu Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây