TÍCH CỰC PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Thứ sáu - 13/11/2020 03:19
Gần đây, số lượng trẻ mắc tay chân miệng tại một số tỉnh thành có xu hướng gia tăng. Đáng nói là có nhiều trường hợp đã xuất hiện những biến chứng nguy hiểm, trong đó, biến chứng nặng nhất trong bệnh Tay Chân Miệng (TCM) là viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp và viêm não... đe dọa tính mạng trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý phát hiện các dấu hiện sớm để đưa con đi điều trị kịp thời, không làm ảnh hưởng đến việc học của trẻ.
Gần đây, số lượng trẻ mắc tay chân miệng tại một số tỉnh thành có xu hướng gia tăng. Đáng nói là có nhiều trường hợp đã xuất hiện những biến chứng nguy hiểm, trong đó, biến chứng nặng nhất trong bệnh Tay Chân Miệng (TCM) là viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp và viêm não... đe dọa tính mạng trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý phát hiện các dấu hiện sớm để đưa con đi điều trị kịp thời, không làm ảnh hưởng đến việc học của trẻ.

Các biểu hiện dễ nhận biết của bệnh TCM gồm:
- Sốt: Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Đặc biệt, biểu hiện sốt cao khó có thể hạ sốt là dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng.
- Tổn thương ở da: Trẻ có biểu hiện rát đỏ, mụn nước, đốm ban đỏ ở các vị trí đặc biệt như: họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối...
Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên đưa con đi khám tại các cơ sở y tế, để được tư vấn điều trị kịp thời, tránh để diễn biến nặng, nguy hiểm.
 
image 20201104140521 1

Trẻ mắc bệnh TCM, có thể xuất hiện đốm ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân

     Tại Việt Nam, bệnh thường ghi nhận trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Đầu năm học mới là thời điểm bệnh TCM có nguy cơ lây lan thành dịch nếu các trường học và đặc biệt các cơ sở giáo dục mầm non, nhóm trẻ gia đình không thực hiện tốt các biện pháp cá nhân, vệ sinh môi trường phòng chống bệnh TCM.
     Để tích cực phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh TCM đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em, học sinh, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế khuyến cáo các thầy cô, các bậc phụ huynh, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như sau:

1. Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
2. Vệ sinh ăn uống: Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
3. Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt: Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường
4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
5. Thu gom và xử lý chất thải của trẻ: Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh
6. Theo dõi phát hiện sớm, cách ly, điều trị kịp thời khi phát bệnh: Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác, cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Anh Thơ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây