Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Sởi gây ra và là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hơn 140.000 người đã tử vong do bệnh Sởi năm 2018 trên toàn thế giới. Những ca tử vong này xảy ra khi số lượng ca mắc Sởi gia tăng trên toàn cầu, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát tàn khốc ở tất cả các khu vực.
Theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, 4 cấp độ dịch gồm cấp 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới) màu xanh; cấp 2 (nguy cơ trung bình) màu vàng; cấp 3 (nguy cơ cao) màu cam, cấp 4 (nguy cơ rất cao) màu đỏ được phân chia dựa theo số lượng ca mắc và số người đã được tiêm vaccine.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, dự kiến từ quý III/2021, số lượng vắc xin phòng COVID-19 về Việt Nam tương đối lớn (khoảng 30 triệu liều trong quý III). Các bộ, cơ quan đang tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xiin trong nước.
Khi xã hội phát triển, mô hình bệnh tật cũng ngày càng phức tạp, số lượng người cần đến các dịch vụ y tế ngày càng nhiều. Từ đây, nhu cầu thông tin về chăm sóc sức khỏe của người dân cũng tăng lên. Và báo chí đã trở thành cầu nối giữa ngành y với người dân khi đã kịp thời đưa thông tin tới cộng đồng, góp phần giúp người dân nâng cao kiến thức về sức khỏe và định hướng được dư luận khi có những sự cố hoặc các dịch bệnh xảy ra.
Gần đây, số lượng trẻ mắc tay chân miệng tại một số tỉnh thành có xu hướng gia tăng. Đáng nói là có nhiều trường hợp đã xuất hiện những biến chứng nguy hiểm, trong đó, biến chứng nặng nhất trong bệnh Tay Chân Miệng (TCM) là viêm cơ tim, viêm phổi, suy hô hấp và viêm não... đe dọa tính mạng trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần chú ý phát hiện các dấu hiện sớm để đưa con đi điều trị kịp thời, không làm ảnh hưởng đến việc học của trẻ.
Một chế độ ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ và cân bằng các yếu tố đa lượng và vi lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chức năng hệ miễn dịch, có thể giúp giảm nguy cơ mắc cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Tuy nhiên, ngay cả đối với những người khỏe mạnh chưa mắc bệnh, chế độ ăn không đầy đủ thiếu cả số lượng và chất lượng vẫn còn rất phổ biến, điều này khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu và dễ mắc bệnh. Chính vì vậy, việc tuân thủ một số nguyên tắc dinh dưỡng giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp phòng chống các bệnh xâm nhập vào cơ thể, kể cả vi rút SARS-CoV-2.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã đưa ra nhận định: "Số lượng bệnh nhân sẽ còn tăng lên và đến đỉnh dịch trong vòng 10 ngày tới. Chúng ta không thể chủ quan mặc dù công tác truy vết, khoanh vùng dập dịch đã được thực hiện hết sức quyết liệt".
Chương trình Tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đã giúp giảm đáng kể số lượng bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng ở Đà Nẵng trong nhiều năm qua, trong đó có bệnh Sởi. Tuy nhiên gần đây, do điều kiện thời tiết và do nhiều yếu tố, nhất là tiêm chủng chưa đầy đủ các mũi tiêm, nên bệnh dịch có nguy cơ tăng trở lại.