PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH

Thứ hai - 21/06/2021 03:26
Khi xã hội phát triển, mô hình bệnh tật cũng ngày càng phức tạp, số lượng người cần đến các dịch vụ y tế ngày càng nhiều. Từ đây, nhu cầu thông tin về chăm sóc sức khỏe của người dân cũng tăng lên. Và báo chí đã trở thành cầu nối giữa ngành y với người dân khi đã kịp thời đưa thông tin tới cộng đồng, góp phần giúp người dân nâng cao kiến thức về sức khỏe và định hướng được dư luận khi có những sự cố hoặc các dịch bệnh xảy ra.
      Và những người làm công tác truyền thông trong ngành y tế cũng không nm ngoài gung quay đó. Là cán bộ làm công tác truyền thông của ngành y tế nên ngay khi dịch bnh do chng mới của vi rút Corona đang bùng phát ở Trung Quc, nhn thy Đà Nẵng là địa phương có nguy cơ cao do có cửa khu quc tế - nơi giao thương đi li với nhiều nước trên thế giới, chúng tôi đã tp trung thu thp thông tin, cp nht tin tức mới nht vtình hình dịch bnh để đy mnh công tác truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau: thông qua các chuyên mục trên truyền hình, các bn tin và tp ccủa ngành, Báo Đà Nẵng, trên các mng xã hi... Anh em phóng viên chúng tôi cũng đã không qun ngi kkhăn, giờ giấc, ngày nghỉ để ghi hình thực hiện các tin, phóng sự, chuyên đề phn ánh vtình hình phòng chng dịch bnh ti các đơn vị y tế, khu cách ly tp trung, các điểm cht chn trên địa bàn thành ph.

    Còn nhớ ln Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn TrườnSơn vào kiểm tra  công tác phòng chng  dịch Covid-19 ti Đà  Nẵng, nhóm phóng viên của Khoa Truyền thông GDSK (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố) đã đi theo tác nghiệp từ khu cách ly ti Bnh viện Đà Nẵng, đến khu vực kiểm dịch ti Sân bay Quc tế Đà Nẵng, đến tn 11 giờ đêm mới v. Mệt và đói nng cũng phi cố gắng để hoàn thành tin bài đăng ti ngay trong sáng hôm sau. Hay có ln theo chân lãnh đạo Sở Y tế đi kiểm tra và tặng qcho các cán bộ đang thực hiện nhiệm vụ ti các cht chn ở cửa ngõ ra vào thành ph, các phóng viên trong Khoa cũng đã chạy xe máy gần 100 km, từ chốt đèo Hải Vân qua chốt đường tránh Túy Loan, đến các chốt ở cửa ra vào phía Nam cũng đến tận 11g đêm mới về đến nhà.
 
    Những thông tin về phòng chống dịch liên tục được cập nhật và phát sóng trong chuyên mục Sức khỏe cho mọi nhà trên Đài Danang TV1. Đng thời, chúng tôi cũng đã tạo ra mt Fanpage để cp nht liên tục hng giờ những thông tin quan trọng của thành phố và cả nước vphòng chống dịch Covid-19. Đặc biệt, do đây là bệnh mới nổi lại chưa có thông tin nhiều nên ít nhiều đã gây tâm lý lo sợ cho người dân. Xác định vấn đề này, chúng tôi liên tục cập nhật, cân nhắc lựa chọn thông tin chính xác về nguyên  nhân  gây bệnh,  phương  thức  lây truyền, các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh để thiết kế và in ấn các loại tài liệu truyền thông như: tờ rơi, pano, apphich, băng, đĩa… tuyên truyền về dịch bệnh Covid-19 và cấp phát đến các đơn vị có liên quan từ tuyến thành phố đến quận/huyện,  xã/phường, các trường học để nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống dịch bệnh.
 
       Cùng với các cơ quan truyền thông trong cả nước, những cán bộ làm công tác truyền thông GDSK như chúng tôi cũng luôn xác định vai trò xung kích, chấp hành đúng các quy định pháp luật và sự chỉ đạo, định hướng thông tin của các cơ quan chức năng, tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm, thông tin sai trái, đưa nhiều bằng chứng để khẳng định Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành của Việt Nam đã, đang làm hết sức mình để phòng ngừa, kiểm soát bằng được dịch COVID-19. Công tác truyền thông, thông tin đã góp phần tạo đồng thuận xã hội, niềm tin của nhân dân, khơi dậy tinh thần dân tộc, yêu nước để phòng, chống dịch thành  công. Trong đó có việc tuyên truyền, quán triệt lời kêu gọi toàn dân đoàn kết, đồng sức, đồng lòng quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19 của Tổng  Bí thư,  Chủ  tịch  nước  Nguyễn Phú Trọng, hay các chủ trương mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra như “chống dịch như chống giặc”, “cách ly toàn xã hội”…
 
    Có thể nói, cán btruyền thông không trực tiếp tham gia điều trbnh nhân như các y bác sĩ nng bằng ngòi t của mình, bằng các phương pháp truyền thông trực tiếp và gián tiếp đã góp phn ngăn ngừa và đy lùi dịch bnh Covid-19 ti thành phố Đà Nẵng.
 
      Gần 20 năm trong lĩnh vực truyền thông y tế, luôn cảm thấy tự hào vì những gì mình đã làm. Nhưng nhiều lúc ngồi nghĩ lại cũng cảm thấy nhiều điều chưa thực sự hài lòng. Bởi bản chất của mình là báo ngành, hầu hết các ấn phẩm đều ra định kỳ hàng tuần, thậm chí hàng tháng… nên nhiều lúc thông tin đưa đến cộng đồng chưa kịp thời. Nghiệp vụ báo chí đều “không chuyên”, trang thiết bị còn hạn chế… nên chưa bắt kịp với các xu hướng truyền thông hiện đại, việc tiếp cận đến các đối tượng đích chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó là những người công tác trong ngành y, tham gia nơi tuyến đầu chống dịch, nhưng chế độ phụ cấp nghề vẫn còn thấp so với những người làm công tác chuyên môn y tế khác, nhưng với tình yêu nghề, anh em truyền thông đã vượt qua khó khăn, phát huy tinh thần trách nhiệm vì sức khỏe cộng đồng.
 
    Nhân 96 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/2021), cảm nghĩ đôi điều để có thêm động lực tiếp tục dấn thân theo nghề.
Ban biên tập

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây