NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ DỰ PHÒNG TRƯỚC PHƠI NHIỄM HIV (PrEP)
Thứ sáu - 18/06/2021 00:20
PrEP – dự phòng trước phơi nhiễm HIV chính là sử dụng thuốc kháng vi- rút ARV đối với người chưa nhiễm HIV để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
PrEP là gì?
PrEP – dự phòng trước phơi nhiễm HIV chính là sử dụng thuốc kháng vi- rút ARV đối với người chưa nhiễm HIV để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Thuốc PrEP có hiệu quả rất cao trong phòng lây nhiễm HIV (có thể lên đến 90% nếu tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ). Được Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo nên sử dụng PrEP trong dự phòng lây nhiễm HIV cho những nhóm có nguy cơ cao.
PrEP dành cho ai?
Những người chưa nhiễm HIV (kết quả xét nghiệm âm tính) và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao bao gồm:
- Có quan hệ tình dục không an toàn với người thuộc nhóm nguy cơ cao nhiễm HIV (nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), tiêm chích ma túy…)
- Có bạn tình nhiễm HIV chưa điều trị ARV hoặc điều trị ARV nhưng tải lượng HIV vẫn còn trên 200 bản sao/ml máu hoặc chưa được xét nghiệm tải lượng HIV.
- Có một trong các yếu tố có nguy cơ phơi nhiễm HIV sau: có quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với hơn 01 bạn tình; Đã mắc hoặc đang điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục; Đã sử dụng Điều trị Dự phòng sau phơi nhiễm HIV (PEP); Sử dụng ma túy trong khi quan hệ tình dục;
- Dùng chung bơm kim tiêm hoặc dụng cụ tiêm chích.
Khi muốn sử dụng PrEP cần làm gì?
Khi một người có hành vi nguy cơ cao bị nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiêm chích không an toàn, hãy đến cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP.
Tại cơ sở cung cấp, các bác sỹ chuyên khoa sẽ hỏi sẽ hỏi một số câu hỏi để xác định khách hàng có nguy cơ cao bị nhiễm HIV hay không. Tất cả thông tin cá nhân của khách hàng đều được bảo mật.
Nếu khách hàng có nguy cơ cao, bác sỹ sẽ:
- Xét nghiệm HIV. Nếu khách hàng đã nhiễm HIV thì không cần dùng PrEP mà chỉ cần điều trị HIV/AIDS.
- Xét nghiệm viêm gan B. Nếu bị viêm gan B mãn tính, khách hàng cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa về viêm gan trước khi dùng PrEP.
- Xét nghiệm chức năng của thận, vì thận có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc PrEP.
- Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (lậu, giang mai, chlamydia…)
- Nếu khách hàng có thể dùng được PrEP, bác sỹ sẽ kê đơn thuốc, giải thích và hướng dẫn việc sử dụng PrEP.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...