6 2 banner2 1

Một số bài tập giúp tránh béo phì trẻ em tuổi học đường trong thời kỳ dịch Covid-19

Thứ ba - 11/01/2022 03:18
Hai năm qua, do dịch COVID-19 bùng phát nên đa số trẻ em học Online tại nhà. Những giờ học có thể kéo dài nên trẻ em ngồi nhiều hơn thực hiện các hoạt động khác. Sự giảm vận động nhiều năm liền thường làm cho các học sinh béo phì. Đây cũng là một trong ba mối quan tâm về bệnh học đường của trẻ em. Bởi vậy nên tỉ lệ thừa cân, béo phì ở nước ta đang không ngừng gia tăng. Nên các các thầy cô và cha mẹ các em hay các đoàn thể cần chú ý đến các hoạt động vận động để giúp các em lấy lại sự cân bằng năng lượng, làm giảm tỷ lệ béo phì trong môi trường trẻ em tuổi học đường.
Béo phì sẽ làm cho trẻ chậm chạp hơn, ăn nhiều hơn và càng ngày càng ít chịu vận động. Hệ lụy của béo phì là những căn bệnh không lây nhiểm luôn luôn xuất hiện. Việc kiểm soát dinh dưỡng cho trẻ học đường để duy trì cân nặng hợp với tuổi là rất quan trọng. Tuy nhiên khi chưa béo phì thì cần chú ý để béo phì không xảy ra. Khi đã béo phì thì việc giảm cân là vô cùng quan trọng. Thông qua các vận động thể lực để các trẻ có thể lấy lại cân nặng chuẩn mực. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý cũng như sự nghiêm túc, tính kiên trì trong việc thực hiện các bài tập và quá trình tập luyện. Do đó, việc lựa chọn các loại hình hoạt động và tập luyện thực tế phù hợp với khả năng vận động và tạo được hứng thú cho từng em đóng vai trò hết sức quan trọng.
Sau đây là một số gợi ý:
Đạp xe, các bài tập thể dục dưới nước, bơi, nhất là ở biển hoặc các bể nhân tạo là những loại hình tập luyện dễ thực hiện và đặc biệt hữu ích do làm giảm tải trọng của cơ thể lên hệ thống cơ xương khớp khi tập. Tập luyện thế nào để tiêu hao nhiều năng lượng từ nguồn mỡ dự trữ là yếu tố cốt lõi để giảm béo. Để kiểm soát cân nặng cũng như giảm béo cần tập luyện với cường độ thấp và thời gian vận động phải dài. Tập mỗi ngày ít nhất phải liên tục từ 30-60 phút, hít thở đều đặn, khi đó cơ thể có đủ oxy để oxy hóa mỡ cung cấp năng lượng cho vận động, nên sẽ tiêu hao nguồn mỡ dự trữ, đồng thời cũng làm giảm bớt cảm giác thèm ăn sau tập. Càng tập luyện đều đặn, thường xuyên và lâu dài thì tác động càng lớn.
Nhiều loại bài tập khác nhau người tập có thể tham khảo trên các phương tiện thông tin như báo, đài, internet. Tuy vậy, hãy chọn cho mình môn thể thao phù hợp với sở thích, tình trạng sức khỏe, những bài tập vừa sức, dễ thực hiện. Không nên tập theo xu hướng, theo phong trào hoặc theo người khác.
Những trẻ đã có những rối loạn tim mạch, huyết áp, đái tháo đường cũng như các bệnh lý hệ cơ khớp… cần phải có tư vấn của bác sĩ trước khi tập. Không cố gắng tập khi cơ thể mệt mỏi hay có những rối loạn bất thường…Thể dục đúng cách để giảm cân hay phòng chống thừa cân, béo phì đòi hỏi sự kiên trì, đúng phương pháp, đúng liều lượng… Giáo dục cho trẻ có nhận thức về những hạn chế của bản thân trong quá trình tập luyện để tìm cách khắc phục, đồng thời cũng nên biết cách tự kiểm tra, đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân thông qua các yếu tố chủ quan và khách quan như cảm giác mệt mỏi – đau mỏi cơ bắp, cảm giác ngon miệng, giấc ngủ…Cha mẹ cần gần gũi, động viên và lắng nghe trẻ, cũng như cho trẻ những lời động viên và khuyên bảo kịp thời.
Cũng cần lưu ý kiểm tra tổng quát chung trước khi tập luyện. Nhất là khi đã có béo phì thì cần chú ý về tim mạch cho trẻ, em chỉ số đường huyết lúc đói… Hoạt động thể lực cũng cần theo dõi các vấn đề liên quan đến đau cơ khớp do chịu tải trọng của cơ thể như cột sống thắt lưng, khớp háng, khớp gối…Trong trường hợp này không nên tập đi bộ, leo cầu thang mà chỉ nên tập ở tư thế ngồi hoặc nằm hay lý tưởng nhất là tập luyện dưới nước.
Một số loại hình tập luyện đơn giản
  1. Chạy bộ,  đạp xe: Thời gian từ 30 phút-1giờ, tốc độ vừa phải để đảm bảo có thể hít thở nhẹ nhàng đều đặn.
  2. Bơi: 1-2giờ/lần, 1-2 lần/tuần, đặc biệt thích hợp với những người có vấn đề liên quan đến đau cơ khớp do tải trọng cơ thể.
  3. Lắc vòng, nhảy dây: Đơn giản, dễ thực hiện, tác động tốt cho vòng eo, hông, mông, đùi.
  4. Các bài tập cơ bụng (nằm ngửa gập bụng, đạp xe ngược, nâng chân), các bài tập cơ lưng (nằm ngửa chống chân ưỡn lưng...), các bài tập cho vai, tay và các bài tập ở tư thế ngồi với tạ tay loại nhỏ hoặc hỗn hợp (nằm sấp dướn vai lưng, hai chân), các bài tập với bóng hơi lớn, tập với ghế…Một số môn thể thao: Bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông đòi hỏi phải có sân bãi, thiết bị nhưng dễ tiếp cận với trẻ em, thanh thiếu niên; Yoga, aerobic dễ áp dụng với những trẻ lớn hơn.
Việc tập luyện không chỉ thể hiện ở các chỉ số hình thể và những biểu hiện thay đổi tích cực về hình dáng bên ngoài mà còn có những tác động về mặt y học mắt thường không nhìn thấy được như cải thiện kiểm soát quá trình chuyển hóa của cơ thể, phòng ngừa bệnh tật và các lợi ích về tâm lý, giải tỏa căng thẳng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hơn nữa, tập luyện sẽ dự phòng béo phì và làm giả béo phì của trẻ em trong độ tuổi học đường. Trẻ sẽ có một sức khỏe tốt cho một tương lai dài. Thể hiện sự phát triển đầy đủ cả về thể chất và tinh thần./.
Bs. Thân Văn Chín - TTKSBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây