Phình mạch máu não có thể gây đột quỵ não

Thứ năm - 09/12/2021 03:31
  1. Khi nào Phình mạch máu não?
Phình động mạch máu não là bất cứ một vị trí nào của động mạch não rộng hoặc giãn ra. Các phình động mạch máu não rất nguy hiểm khi thành mạch tại một vị trí trở nên yếu, vỡ gây chảy máu não gây đột quỵ não. Phình mạch máu não vỡ thường xuất hiện đột ngột, gây tử vong nhanh nếu không cấp cứu kịp thời. Trường hợp nhẹ hơn có thể để lại di chứng nặng nề.
  1. Có mấy loại Phình mạch máu não?
  • Thông thường, phình mạch trong sọ được chia thành 3 loại cơ bản: phình mạch máu hình túi, phình mạch máu hình thoi và phình  tách.
  • Trước đây người ta cho rằng phình động mạch máu não là do bẩm sinh, nhưng ngày nay người ta đã chứng minh phình động mạch não là do tổn thương vi mô của thành động mạch (vữa xơ động mạch), do dòng chảy bất thường ở vị trí phân chia của các động mạch.
  • Tăng huyết áp, uống nhiều rượu, hút thuốc lá và một số nguyên nhân khác như nấm ký sinh, nhiễm khuẩn, chấn thương, nghiện ma tuý đặc biệt Cocain gây viêm dẫn tới phình mạch.
  • Phình động mạch não bẩm sinh xuất hiện ở người trẻ và rất ít gặp. Đa số phình mạch não được hình thành và phát triển dần trên cơ sở những chỗ thành mạch bị suy yếu bẩm sinh, hoặc do bệnh lý. Ở những chỗ phân chia của các động mạch lớn do tác động của dòng máu lên thành mạch tạo nên túi phình động mạch.
Cơ chế bệnh sinh chưa rõ ràng có nhiều giả thuyết đáng tin cậy là do áp lực của dòng máu lên thành động mạch.
picture3 6
 
  1. Dấu hiệu và nhận biết phình mạch mãu não:
Khi bị phình mạch máu não bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng sớm như sau:
  • Nhức đầu và phía sau đầu, phía trên mắt... Các cơn đau có thể mức độ nhẹ hoặc nặng tùy theo tình trạng của các túi phình động mạch não.
  • Rối loạn thị giác, thường nhìn đôi hoặc nhìn mờ.
  • Co giật...
Tuy nhiên, những triệu chứng trên có thể là biểu hiện chung của nhiều bệnh thần kinh. Do đó, một số yếu tố nguy cơ sau sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng xác định mình có khả năng bị bệnh phình động mạch máu não hay không:
  • Người có xơ vữa động mạch/xơ cứng động mạch.
  • Tuổi tác: các túi phình mạch não dễ phát triển ở nhóm người trưởng thành, người cao tuổi (nhóm tuổi từ 35 – 60 tuổi).
  • Giới tính: phụ nữ thường có nhiều khả năng mắc bệnh cao hơn do sự suy giảm nồng độ Estrogen trong giai đoạn mãn kinh.
  • Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có người được chẩn đoán bị động mạch não giãn / phình động mạch não..., bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tương tự.
  • Bệnh nhân có sự lạm dụng thuốc, các chất kích thích hoặc rượu bia.
  • Có chấn thương ở đầu.
  • Có dị tật tại động mạch não (do bẩm sinh hoặc di truyền...)
  1. Các phương pháp chẩn đoán bệnh phình động mạch não:
Khi tình trạng vỡ túi phình mạch máu não chưa xảy ra, việc chẩn đoán bệnh thông qua các biểu hiện lâm sàng là không thể. Vì vậy, khi có nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số kiểm tra để có kết quả chính xác hơn, bao gồm:
  • Chụp mạch não: cung cấp hình ảnh các mạch não một cách tổng quan nhằm phát hiện các vấn đề liên quan đến mạch máu và lưu lượng máu.
  • Chụp cắt lớp vi tính (quét CT/CAT): sử dụng tia X và máy tính nhằm tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể. Việc chụp CT cho phép phát hiện bất thường và xác định chính xác vị trí của túi phình động mạch, dễ dàng đánh giá tình trạng túi phình có đang bị vỡ hoặc rò rỉ hay không.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: sử dụng tần số vô tuyến và máy tính để tạo ra các hình ảnh chi tiết của cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể, hỗ trợ phát hiện từng thay đổi nhỏ trong mô não, nhờ đó chẩn đoán chính xác chứng phình động mạch.
  • Chụp mạch cộng hưởng từ (MRA): đây là một phương thức kiểm tra có sự kết hợp giữa MRI và thuốc nhuộm tương phản tĩnh mạch nhằm làm rõ nét hơn các mạch máu, được bác sĩ sử dụng để đánh giá mạch máu dễ dàng hơn.
                                                      Bs Thân Văn Chín – TTKSBT ( Theo tài liệu Đột quỵ não)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây