6 2 banner2 1

Tác dụng và quy trình xạ trị ung thư

Thứ hai - 29/11/2021 10:21
Hầu hết các loại xạ trị không thể tiếp cận tất cả các bộ phận của cơ thể, điều đó có nghĩa là chúng không có hiệu quả nhiều trong việc điều trị ung thư đã lan rộng trong cơ thể. Tuy nhiên, xạ trị có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
Tác dụng của xạ trị trong điều trị ung thư?
* Để chữa lành hoặc thu nhỏ khối u trong giai đoạn đầu
Một số bệnh ung thư rất nhạy cảm với tia xạ, do vậy xạ trị có thể được sử dụng trong những trường hợp này để làm cho ung thư co lại hoặc biến mất hoàn toàn. Đối với một số bệnh ung thư, xạ trị có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u (đây được gọi là liệu pháp trước phẫu thuật) hoặc sau phẫu thuật để giúp ung thư không quay trở lại (gọi là liệu pháp bổ trợ).
Đối với một số bệnh ung thư có thể được chữa khỏi bằng xạ trị hoặc phẫu thuật, xạ trị có thể là phương pháp điều trị ưu tiên. Điều này là do bức xạ có thể gây ra ít tổn hại hơn và các cơ quan trong cơ thể có thể có nhiều khả năng hoạt động trở lại sau khi điều trị.
Đối với một số loại ung thư, xạ trị và hóa trị có thể được sử dụng cùng nhau. Một số loại thuốc hóa học (được gọi là chất phóng xạ) giúp bức xạ hoạt động tốt hơn bằng cách làm cho các tế bào ung thư nhạy cảm hơn với bức xạ. Hạn chế của việc hóa trị và xạ trị kết hoepjvới nhau là tác dụng phụ thường trầm trọng hơn.
* Để ngăn chặn ung thư quay trở lại (tái phát)
Ung thư có thể lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể. Các bác sĩ thường cho rằng một vài tế bào ung thư có thể đã lan rộng ngay cả khi chúng không được nhìn thấy trên các hình ảnh quét như CT hoặc MRI. Trong một số trường hợp, khu vực ung thư lan rộng có thể được điều trị bằng xạ trị để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào trước khi chúng phát triển thành khối u.
Ví dụ, những người mắc một số loại ung thư phổi có thể tiến hành xạ trị để phòng ngừa (dự phòng) đầu tiên vì loại ung thư phổi của họ thường lan đến não. Đôi khi, xạ trị để ngăn ngừa ung thư di căn có thể được thực hiện cùng lúc xạ trị để điều trị để điều trị ung thư hiện có.
* Điều trị các triệu chứng gây ra bởi ung thư tiến triển
Đôi khi ung thư đã lan quá rộng khó chữa khỏi nhưng một số khối u này vẫn có thể được điều trị để thu nhỏ kích thước để người bệnh có thể cảm thấy tốt hơn. Xạ trị có thể giúp giảm các triệu chứng như đau, khó nuốt hoặc thở hoặc tắc ruột do ung thư tiến triển (di căn) gây ra.
* Để điều trị ung thư tái phát
Nếu ung thư quay trở lại (tái phát), bức xạ có thể được sử dụng để điều trị ung thư hoặc điều trị các triệu chứng do ung thư tiến triển. Việc xạ trị sẽ được sử dụng sau khi tái phát hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Ví dụ, nếu ung thư đã quay trở lại ở một bộ phận của cơ thể đã được điều trị bằng phóng xạ thì có thể không tiến hành xạ trị tại nơi đó. Điều này phụ thuộc vào lượng bức xạ đã được sử dụng trước đó. Trong các trường hợp khác, một số khối u không đáp ứng tốt với bức xạ và đối với những bệnh ung thư này bức xạ có thể không được sử dụng để điều trị tái phát.
xa tri 2

Quy trình xạ trị ung thư như thế nào?
Quá trình thực hiện xạ trị ung thư, bệnh nhân thường trải qua các bước cơ bản sau:
Thăm khám lần đầu: Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, phân tích các kết quả xét nghiệm, x quang, ct để chẩn đoán về diễn biến, giai đoạn bệnh... để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.
Chụp CT mô phỏng: Với mục đích để quét khu vực cần được xạ trị
Lên kế hoạch xạ trị: Bác sĩ sẽ lên kế hoạch chi tiết về liều lượng, phương pháp, thời gian xạ trị phù hợp cho bệnh nhân
Tiến hành xạ trị buổi đầu tiên:Thông qua việc xạ trị buổi đầu tiên, bác sĩ sẽ theo dõi về sự đáp ứng, phản ứng cơ thể của bệnh nhân... để có sự điều chỉnh cần thiết trong lộ trình xạ trị của bệnh nhân
Xạ trị theo phác đồ: Thời gian có thể kéo dài vài tuần, trong thời gian này bác sĩ sẽ liên tục theo dõi, để có điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời cho bệnh nhân
Kiểm tra, theo dõi và chăm sóc bệnh nhân.
Bệnh nhân xạ trị có cần cách ly không?
Để trả lời bệnh nhân xạ trị có cần cách ly không cần xác định bệnh nhân được xạ trị dưới hình thức nào. Tùy hình thức xạ trị khác nhau mà có thể có những ảnh hưởng khác nhau đối với người thân và yêu cầu cách ly khác nhau:
Nếu bệnh nhân được xạ trị bên ngoài, sử dụng năng lượng bức xạ để chiếu vào vùng xạ: những bệnh nhân thuộc nhóm này không phải nguồn bức xạ nên không cần phải cách ly với những người xung quanh.
Nếu bệnh nhân được xạ trị áp sát hoặc sử dụng các loại thuốc phóng xạ qua đường tiêm, đường uống thì những bệnh nhân này là nguồn phóng xạ và cần cách ly với những người xung quanh. Những bệnh nhân này thường sẽ cần cách ly tại bệnh viện một thời gian, sau khi được đánh giá là an toàn thì mới cho người khác tiếp xúc. Đặc biệt cần cách ly phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ với những bệnh nhân nhóm này.
Hầu hết các bệnh viện không cho phụ nữ có thai hoặc trẻ nhỏ hơn 18 tuổi được thăm những bệnh nhân mang nguồn phóng xạ, ngoài ra khách đến thăm sẽ phải ngồi xa ít nhất 1,8m trong khoảng thời gian giới hạn 10-30 phút mỗi ngày.
                                                                                                Bs. Thân Văn Chín-TTKSBT
                                                                                           (Nguồn: BV Ung Bướu Đà Nẵng)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây