Dự phòng và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch

Thứ tư - 15/12/2021 03:57
Những quan niệm trước đây người ta cho tĩnh mạch đơn giản chỉ là con đường dẫn máu đi qua để về tim. Hiện nay đã phát hiện nhiều chức năng của tĩnh mạch cần thiết cho tuần hoàn, quan trọng nhất là chức năng chứa máu, đẩy máu góp phần điều hòa lưu lượng tim nên còn gọi là chức năng bơm của tĩnh mạch. Khi giãn tĩnh mạch xảy ra thì sẽ gây ra bệnh giãn tĩnh mạch.
Giãn tĩnh mạch là một bệnh lý thuốc nhóm bệnh mạch máu ngoại vi. Bệnh xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam và càng lớn tuổi thì càng dễ mắc bệnh. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch đang ngày càng gia tăng. Bệnh thường xuất hiện ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh, người phải đứng hoặc ngồi quá lâu, ít vận động.
1. Nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch vẫn chưa được xác định chính xác. Dưới đây là các nguyên nhân có thể gây ra bệnh:
-Yếu tố di truyền: Theo thống kê thì khoảng 80% bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch có cha hoặc mẹ mắc bệnh.
Giới tính: Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, quá trình thai nghén và sở thích mang giày cao gót.
Nghề nghiệp: các nghề phải đứng quá lâu hay ít vận động như giáo viên, nhân viên bán hàng, nhân viên văn phòng,...
Khối lượng cơ thể: gây tác động lên đôi chân khiến máu bị dồn về phía chân
Thuốc ngừa thai khi dùng nhiều cũng có thể gây giãn tĩnh mạch.
Các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như bó bột hay phải nằm bất động lâu trong gãy xương... cũng có thể dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch.
gian tinh mach

2. Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch
Cảm giác tức nặng và mỏi ở chi dưới khi đứng quá lâu. Thỉnh thoảng xuất hiện phù nề ở cẳng chân và bàn chân. Đau khi đi lại nhiều. Sưng nề và tím ở cẳng chân và mu bàn chân. Cảm giác tê, ngứa ở chân, nặng hơn có thể viêm da, xơ cứng, lở loét.
3. Biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch
Chân bị sưng to, đau buốt và thường bị chuột rút về đêm.
Tĩnh mạch giãn, nổi rõ dưới da làm mất thẩm mỹ.
Nhiều tĩnh mạch giãn lớn khiến ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân dẫn tới viêm da, loét, nhiễm trùng làm mất khả năng lao động, thậm chí có trường hợp phải cắt cụt chân.
Viêm tắc tĩnh mạch sâu, tạo nên các khối thuyên tắc, các khối này có thể di chuyển lên tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, dẫn tới tử vong đột ngột.
4. Phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch
Không đi đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Khi nghỉ ngơi, nên kê chân cao. Ăn nhiều chất xơ, vitamin và uống nhiều nước. Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, nên tập đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Có thể xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm. Hạn chế đi giày cao gót. Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
5. Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch
Tùy vào từng bệnh nhân và tiến triển của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định một biện pháp riêng lẻ hay kết hợp các phương pháp dưới đây:
Dùng băng ép và vớ tạo áp lực: Băng và vớ có tác dụng ép vào các bắp cơ, tạo một áp lực lớn ở phía dưới và giúp các van tĩnh mạch khép lại, do đó giúp máu lưu thông về tim dễ dàng hơn. Hai dụng cụ này giúp làm chậm tiến triển của bệnh, phòng ngừa bệnh tái phát và hỗ trợ các biện pháp điều trị ngoại khoa.
Dùng thuốc: dùng thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau và thuốc hỗ trợ tĩnh mạch theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Chích xơ: một dung dịch sẽ được tiêm vào tĩnh mạch gây phản ứng viêm kết hợp với nén ép tĩnh mạch, khiến máu không vào được tĩnh mạch bị giãn, kết quả là tĩnh mạch đó bị xơ hóa và không còn hoạt động nữa.
Phẫu thuật: được áp dụng cho trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông, đoạn tĩnh mạch bị giãn sẽ bị cắt bỏ thông qua các đường rạch nhỏ. Ca phẫu thuật thường kéo dài khoảng 5-10 phút. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được băng ép và nằm bất động trên giường khoảng ba ngày.
Laser nội mạch cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn: nhiệt lượng từ sợi laser sẽ đốt cháy tĩnh mạch bị giãn khiến tĩnh mạch này bị phá hủy. Liệu pháp này sẽ được thực hiện xuyên suốt toàn bộ chiều dài của tĩnh mạch bị giãn. Thời gian điều trị kéo dài khoảng 30-40 phút.
Dự phòng và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch rất khó, nên kiên trì điều trị và phối hợp với các hướng dẫn của thầy thuốc. Vì bệnh này thường tiến triển chậm, người bệnh có thể chịu đựng được, nên chỉ khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn nặng bệnh nhân mới tìm cách để điều trị. Khi đó, bệnh đã gây ra nhiều biến chứng và rất khó để phục hồi hoàn toàn. Vì vậy, khi có các dấu hiệu bất thường như mỏi và căng cơ khi đi bộ, đau vùng tĩnh mạch giãn hay phía dưới tĩnh mạch giãn thì nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời./.
                                                                                       Bs. Thân Văn Chín-TTKSBT
 

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 2.3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây