Biện pháp bảo vệ sức khỏe trước tác động của ô nhiễm tiếng ồn trong cộng đồng
Thứ tư - 10/04/2024 03:14
Tiếng ồn đang trở thành một vấn đề lớn tại các đô thị trên thế giới, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Các biện pháp giảm tiếng ồn như giảm âm lượng trong các hoạt động hàng ngày là cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.
Tiếng ồn không chỉ là một vấn đề riêng lẻ tại các đô thị trên thế giới, mà còn là một hiểm họa lớn đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Với ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lao động, học tập, và mối quan hệ xã hội, tiếng ồn đang trở thành một trong những vấn nạn lớn thứ hai, sau ô nhiễm bụi, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tiếng ồn tại các khu vực đô thị lớn đều vượt quá mức cho phép
Nhiều đô thị lớn ở nước ta, đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng từ tiếng ồn, do quá trình phát triển kinh tế và tăng số dân đô thị. Đặc biệt, tiếng ồn từ các hoạt động sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ ngày càng gia tăng, khiến cho các khu dân cư trở nên bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT), giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn được xác định cụ thể như sau:
- Tại khu vực đặc biệt (khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác) là: 55dBA (từ 6h đến 21h) và 45dBA (21h đến 6h).
- Tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là: 70dBA (từ 6h đến 21h) và 55dBA (21h đến 6h). Tác động của Tiếng ồn đối với Sức khỏe
Tiếng ồn không chỉ làm phiền người nghe mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe con người. Với cường độ và tần số âm thanh vượt quá ngưỡng cho phép, ô nhiễm tiếng ồn đã làm gia tăng các bệnh lý như huyết áp cao, tim mạch, và rối loạn giấc ngủ.
Một số nghiên cứu mới đây cũng đã chỉ ra rằng, tiếng ồn có thể gây ra những tác động tiêu cực vào ban đêm, khi cơ thể sản xuất cortisol một cách quá mức, góp phần vào nguy cơ của các bệnh như nhồi máu cơ tim.
Có thể thấy, nếu người dân đô thị ai cũng gây ra tiếng ồn theo sở thích cá nhân của mình thì tiếng ồn sẽ cộng hưởng với nhau tạo ra một không gian phá hủy thính giác, trở thành một “cơn ác mộng đô thị” tương tự như các vấn đề chất thải và tệ nạn…Bên cạnh đó, tùy vào tính cảm thụ của từng cá nhân với tiếng ồn mà tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe mỗi người khác nhau. Bao gồm:
Tính mẫn cảm: là tính dễ mắc bệnh của cơ quan thính giác của từng người đối với tiếng ồn, những người có cơ quan thính giác dễ nhạy cảm với tiếng ồn thì dễ mắc bệnh hơn.
Tuổi đời: những người nhiều tuổi dễ mắc bệnh hơn người trẻ tuổi.
Giới tính: có nhiều nghiên cứu tính cảm thụ với tiếng ồn giữa nam và nữ thấy những chấn thương do tiếng ồn gặp ở nam nhiều hơn.
Tình trạng cơ quan nghe: người có tổn thương bệnh lý sẵn ở tai dễ gây điếc nghề nghiệp hơn người khỏe mạnh. Biện pháp bảo vệ sức khỏe trước tác động của tiếng ồn
Để giảm thiểu tác động của tiếng ồn đối với sức khỏe cộng đồng, việc áp dụng những biện pháp sau là cần thiết:
- Cố gắng tránh xa những nơi có tiếng ồn lớn: Công trường, các buổi biểu diễn nhạc sôi động, vũ trường.
- Giảm âm lượng khi sử dụng thiết bị điện tử: Khi xem TV hoặc nghe nhạc, hãy điều chỉnh âm lượng đúng mức, đặc biệt là khi đeo tai nghe.
- Tăng cường cây xanh: Cây xanh không chỉ chắn tiếng ồn mà còn sản xuất các ion âm, giúp thanh lọc không khí.
- Khuyến khích cộng đồng tham gia vào các hoạt động giảm thiểu tiếng ồn: Đi bộ hoặc sử dụng xe đạp thay vì lái xe cá nhân,...
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...