Sinh hoạt khoa học: Bệnh Sởi và các biện pháp phòng chống
Thứ ba - 08/04/2025 03:29
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng đã tổ chức buổi sinh hoạt khoa học định kỳ với chủ đề “Bệnh Sởi và các biện pháp phòng chống” với sự tham dự của bác sĩ CK2. Nguyễn Đại Vĩnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC), các thành viên Ban giám đốc và đông đảo viên chức, người lao động của CDC.
Bác sĩ Phan Châu Kha, đại diện Khoa Phòng chống Bệnh truyền nhiễm – đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về bệnh sởi, bao gồm thông tin về các triệu chứng, cách thức lây truyền, nguy cơ và hậu quả của bệnh đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở trẻ em. Phần báo cáo cũng tập trung vào các biện pháp phòng chống bệnh sởi, bao gồm tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em, giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của việc tiêm phòng, và các chiến dịch tuyên truyền về bệnh sởi để nâng cao nhận thức trong cộng đồng.
Đại diện các khoa, phòng đã đặt ra nhiều câu hỏi thảo luận và trao đổi về các giải pháp cụ thể để phòng chống bệnh sởi hiệu quả hơn. Một số câu hỏi tập trung vào việc miễn dịch bệnh Sởi như thế nào ở những người tiêm đủ 2 mũi?, dịch Sởi có gì khác so với năm trước?, hướng dẫn mới nhất về hướng dẫn và điều trị bệnh Sởi của Bộ Y tế có gì khác hơn so với hướng dẫn trước đó?
Theo bác sĩ Nguyễn Hoá, Phó Giám đốc CDC, bệnh sởi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não và thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Mặc dù sởi có thể được kiểm soát tốt thông qua vắc-xin, nhưng vẫn còn một số yếu tố như tỷ lệ tiêm phòng chưa đạt yêu cầu tại một số khu vực, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và cộng đồng, dẫn đến nguy cơ bệnh dịch bùng phát.
Bác sĩ Nguyễn Đại Vĩnh, Giám đốc CDC đánh giá cao nội dung và kết quả của buổi sinh hoạt, nhất là những ý kiến tham gia thảo luận đã gởi mở nhiều giải phát hay, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi và giám sát tình hình dịch bệnh, công tác tiêm chủng, từ đó giúp điều phối và triển khai các công tác phòng bệnh và chiến dịch tiêm phòng hiệu quả hơn.
Buổi sinh hoạt khoa học chuyên đề không chỉ là dịp để cập nhật kiến thức chuyên môn mà còn là cơ hội để các cán bộ y tế trao đổi, thảo luận và tìm ra các giải pháp thiết thực trong công tác phòng chống bệnh sởi, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ngăn ngừa các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát./.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, do vi rút sởi gây ra.Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô...