Thời tiết chuyển từ thu sang đông, nhiệt độ thay đổi, mưa nắng thất thường kèm theo độ ẩm trong không khí giảm thấp là điều kiện lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây bệnh hô hấp phát triển. Ai cũng có thể mắc bệnh do cơ thể chưa kịp thích ứng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết, tuy nhiên người già và trẻ em là những đối tượng dễ bị viêm nhiễm bởi sức đề kháng và khả năng miễn dịch kém.
Đường hô hấp chính là nơi mà nhiều mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở. Với các bệnh viêm hô hấp như: Hen phế quản, viêm thanh quản, viêm họng, viêm mũi xoang cấp, viêm phổi... Nếu không được phát hiện kịp thời, các bệnh này dễ tiến triển thành một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như suy hô hấp cấp, viêm tai, viêm màng não, áp xe phổi, tràn khí màng phổi… Do vậy, việc phòng bệnh đường hô hấp khi thời tiết thay đổi rất quan trọng nhằm ngăn ngừa tối đa chuyển biến nặng của bệnh và biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải.
Xây dựng và hình thành thói quen rửa tay cho trẻ - Một trong những cách phòng bệnh hiệu quả
Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh
- Để hạn chế các bệnh hô hấp phát sinh và tái phát khi thời tiết giao mùa, cần duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Bữa ăn hàng ngày cần tuân thủ nguyên tắc ăn đủ 4 nhóm chất: chất bột đường (gạo, bắp, khoai, các loại đậu...), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...) chất béo (mỡ, dầu thực vật), nhóm vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, trái cây…) và uống đủ nước mỗi ngày.
- Khi đi ngoài trời cần đeo khẩu trang để hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, độc hại và tránh các tác nhân gây bệnh. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang, sử dụng các phương tiện phòng hộ và vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc.
- Cần giữ ấm cơ thể, tránh dầm mưa quá lâu, khi bị ướt mưa thì khi về nhà nên tắm ấm ngay. Dùng các thức uống ấm như trà, súp, cháo giúp tăng nhiệt độ trong cơ thể.
- Vệ sinh tay thường xuyên. Nên rửa tay với nước sạch và xà phòng là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Luôn rửa tay trước ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi hay khi tiếp xúc với nhiều người hay người đang bị cảm… Nên che miệng khi ho và hắt hơi để tránh lây nhiễm cho người xung quanh.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý là biện pháp phòng ngừa hữa hiệu những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Mỗi sáng hay sau khi đi ra đường về nên súc họng bằng nước muối ấm pha loãng. Cần xây dựng thói quen này và thực hiện đúng cách hàng ngày để bảo vệ sức khỏe.
- Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào nhất là những người đã bị bệnh mạn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang... Hút thuốc lá là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp và còn có khả năng làm nặng thêm nhiều bệnh khác như bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim...
- Giữ môi trường không khí trong nhà và nơi làm việc sạch sẽ, thoáng mát. Thường xuyên sát khuẩn, vệ sinh những đồ vật thường tiếp xúc như tay nắm cửa, ban công, tay vịn cầu thang...
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng cũng như phù hợp sức khỏe của mình.
- Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh như vắc xin phòng COVID-19, vắc xin cúm hoặc phế cầu; chủ động kiểm soát các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính.
Có thể nói, bảo vệ sức khỏe của mình cũng chính là bảo vệ sức khỏe của những người xung quanh, vì thế việc chủ động phòng bệnh của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn đang diễn biến phức tạp. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hô hấp, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và có chỉ định điều trị cụ thể.
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...