Bệnh Tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh TCM lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi với các biểu hiện sốt, đau họng, loét miệng lợi lưỡi, phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.
Độ tuổi bị Tay chân miệng Tất cả những người chưa từng mắc bệnh TCM đều là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh, tuy nhiên không phải ai bị nhiễm bệnh cũng biểu hiện triệu chứng. Độ tuổi bị TCM chủ yếu là ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ < 3 tuổi. Lưu ý, các trẻ càng nhỏ thì biến chứng càng dễ diễn biến nặng.
Cho đến nay, các nhà khoa học chưa bào chế được loại vắc xin phòng bệnh TCM. Do đó, công tác phòng ngừa bệnh chủ yếu là thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và hạn chế làm lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, phân, dịch tiết từ các nốt bọng nước của người bệnh. Chính vì vậy, mọi người cần nắm một số biện pháp phòng bệnh sau để hạn chế mắc bệnh và hạn chế lây lan bệnh. Một số biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng
Cần thực hiện vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày và vệ sinh đúng cách, nhất là trước và sau khi tiếp xúc với trẻ;
Đối với trẻ đã mắc bệnh: Cần giặt sạch quần áo, tã lót, khăn mặt của trẻ sau đó ngâm qua với nước sôi hoặc dung dịch cloramin B. Cần tách riêng, không giặt chung quần áo của trẻ bệnh với các trẻ khác;
Các hộ gia đình, nhà trẻ, trường mẫu giáo cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng mà bé tiếp xúc hằng ngày, như sàn nhà, tường, đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn, ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang bằng xà phòng hoặc những chất tẩy rửa thông thường. Cần tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên và đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
Tuyệt đối không được mớm cơm, thức ăn cho trẻ, không dùng tay bốc thức ăn trực tiếp cho trẻ. Dạy trẻ không ăn bốc, không mút tay, không đưa đồ chơi lên miệng để ngậm mút.
Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử khuẩn;
Tránh các hành vi tiếp xúc gần (như ôm, hôn, dùng chung đồ dùng) với các bệnh nhi khác;
Nên cho trẻ đi ngoài vào bô, chậu có sẵn chất diệt khuẩn như cloraminB. Phân của bệnh nhân TCM cần được xử lý tốt, tránh thải trực tiếp ra môi trường xung quanh;
Nhà vệ sinh của những gia đình có người mắc bệnh TCM cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, lau chùi bằng xà phòng và chất sát khuẩn.
Cần vệ sinh cá nhân hàng ngày bằng cách rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước và sau khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. đặc biệt chú ý vệ sinh sau khi tiếp xúc với các bọng nước.
Khi phát hiện các triệu chứng bệnh TCM ở trẻ em, cần cách ly trẻ để tránh lây lan, đồng thời báo lên thầy cô giáo và nhà trường để cho trẻ tạm nghỉ học trong vài ngày cho đến khi khỏi bệnh./. Anh Thơ
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...