Phòng chống sốt xuất huyết là trách nhiệm của mỗi chúng ta
Thứ năm - 06/07/2023 03:11
Hiện nay, tình hình dịch bệnh Sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong 1 tuần (từ ngày 26 tháng 6 đến ngày 02 tháng 7 năm 2023) trên địa bàn thành phố ghi nhận 32 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp đôi so với tuần trước. Từ đầu năm 2023 đến nay, Đà Nẵng có 1.549 ca mắc Sốt xuất huyết; thấp hơn cùng kỳ năm 2022 (3.043 ca).
Tuy nhiên, không phải các ca SXH giảm so với năm trước mà công tác phòng chống dịch lơ là. Trong thời gian qua, Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cũng đã kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch tại một số địa phương. Đồng thời, tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết và các bệnh khác như Tay chân miệng, Thủy đậu, Sởi. Việc tuân thủ những khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng chống các bệnh truyền nhiễm là hết sức cần thiết. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết như hiện nay, người dân cần chủ động triển khai các biện pháp diệt lăng quăng, bọ gậy, không để muỗi có môi trường sinh sản. Hãy tìm kiếm, lật úp các dụng cụ chứa nước, loại bỏ các điểm đọng nước trong nhà và xung quanh nhà, không cho muỗi đẻ trứng đề phòng bệnh Sốt xuất huyết, bác sĩ Nguyễn Hóa – Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cho hay.
Trung tâm Y tế quận, huyện và Trạm Y tế xã, phường phối hợp với chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn tích cực triển khai các hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết và thực hiện các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng, vận động người dân thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng, bọ gậy, không để muỗi có môi trường sinh sản. Qua đó, người dân cũng ý thức được việc phòng bệnh Sốt xuất huyết là rất cần thiết.
Chị Trần Thị Bích Trang, tổ 26 phường Thạc Gián chia sẻ: Để bảo vệ cho gia đình mình trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết, hằng ngày chúng tôi luôn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp, không treo móc áo quần lung tung để hạn chế nơi ẩn nấp của muỗi; Trên sân thượng, chúng tôi không bao giờ để nước đọng nhằm hạn chế tới mức tối đa nơi sinh sản của muỗi...
Trong điều kiện thời tiết hiện nay, người dân cần chủ động triển khai các biện pháp diệt lăng quăng, bọ gậy, không để muỗi có môi trường sinh sản, không cho muỗi đẻ trứng để phòng bệnh Sốt xuất huyết. Em Nguyễn Tấn Anh Tài, học sinh trường Trần Phú cũng cho biết: Em thường hay chú ý đến việc thả cá vào non bộ để cá ăn lăng quăng, không cho muỗi sinh sôi nảy nở. Và em thường xuyên ngủ mùng kể cả ban ngày để phòng tránh muỗi đốt...
Bất kể nơi nào có nước thì muỗi cũng có thể đến sinh sản được. Vậy nên cách dễ nhất ai cũng làm được là xử lý các vật dụng có chứa nước. Thường xuyên cọ rửa các vật dụng chứa nước trong nhà; Lật úp các nơi có thể ứ đọng nước xung quanh nơi sinh sống như chai lọ, lu, vỏ chai nhựa, lốp xe hỏng; … Các môi trường có thể phát sinh muỗi như hốc cây, kẽ lá… cũng cần được xử lý để triệt tiêu môi trường phát sinh muỗi, lăng quăng...
Để phòng bệnh uốn ván, bạch hầu cho trẻ 7 tuổi trên toàn quốc, ngày 13/6/2024 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT- BYT trong đó đưa lịch tiêm...