Bệnh dại và cách phòng ngừa

Thứ ba - 15/08/2023 03:14
Bệnh dại hiện vẫn là một trong số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch có số ca tử vonng trên người cao nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Trong năm 2022, cả nước ghi nhận 70 ca tử vong. Trong 5 tháng đầu năm 2023, dù chưa đến “mùa cao điểm” của bệnh dại nhưng cả nước đã ghi nhận 35 ca tử vong do bệnh này, tăng 10 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022.
Hiện nay, bệnh dại đang có chiều hướng gia tăng tại nhiều địa phương, kể cả ở những tỉnh vốn không phải là khu vực trọng điểm về bệnh dại. Nguyên nhân trực tiếp gây tử vong do dại trên người chủ yếu là do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm vắc xin. Nguyên nhân gián tiếp là do tỷ lệ tiêm vắc xin phòng dại trên đàn chó, mèo còn thấp; công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo.
 
benh dai
Hãy rọ mõm cho chó khi dắt chó ra đường (ảnh internet)

Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
* Đối với vật nuôi: 
Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; Không thả rông chó, mèo; phải xích, nhốt; nếu chó ra đường phải được rọ mõm. Diệt ngay chó và động vật lên cơn dại hoặc nghi mắc bệnh dại trong khu vực ổ dịch.
* Đối với con người: 
Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo; Người bị chó, mèo cắn phải đi tiêm vắc xin phòng sớm và đầy đủ các mũi tiêm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tùy theo tình trạng động vật, tình trạng vết cắn, vị trí vết cắn và tình hình bệnh dại trong vùng mà người bệnh được dùng vắc xin hoặc dùng vắc xin kết hợp với huyết thanh kháng dại (HTKD). Việc khám và điều trị dự phòng dại phải thực hiện càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ sau khi bị con vật cắn. Hiệu quả điều trị dự phòng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng vết cắn, vị trí cắn, thời gian từ khi bị cắn đến khi được tiêm vắc xin, loại vắc xin, đáp ứng miễn dịch của người bệnh. 
Trong vòng 6 tháng sau tiêm vắc xin, người dân không sử dụng bất kỳ các loại đồ uống có cồn như rượu, bia ... đặc biệt có một số thuốc gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành kháng thể kháng vi rút dại của cơ thể, do đó trong thời gian này khi đi khám chữa bệnh cần báo cho bác sỹ biết việc mình đang tiêm phòng dại.
tiem phong benh dai
Khi bị chó, mèo cắn hãy đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc xin (ảnh internet)

* Tóm tắt điều trị dự phòng người bị súc vật cắn
Tình trạng vết cắn Tình trạng súc vật (kể cả súc vật đã được tiêm phòng) Điều trị
Tại thời điểm cắn Trong 15 ngày
Da lành     Không điều trị
Da bị xước ở gần thần kinh trung ương Bình thường   Tiêm vắc xin
Có triệu chứng dại   Tiêm HTKD
  và vắc xin dại
Da bị xước nhẹ xa thần kinh  trung ương Bình thường   Theo dõi súc vật.
  Ốm, triệu chứng dại Tiêm vắc xin ngay khi con vật có triệu chứng 
 Vết xước nhẹ, xa thần kinh trung ương Không theo dõi được con vật   Tiêm vắc xin ngay.
Có triệu chứng dại   Tiêm HTKD và vắc xin
- Vết thương gần não
    - Vết thương sâu, nhiều
    - Vết thương vùng đầu chi,
-  Bình thường
- Không theo dõi được con vật
 
 
Tiêm HTKD và vắc xin phòng dại càng sớm càng tốt

Như vậy, nguy cơ mắc bệnh dại rất cao khi bị chó, mèo cắn, cào xước tổn thương da. Do vậy, khuyến mọi người dân:
- Khi bị chó, mèo cắn phải khẩn trương đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả và quan trọng để phòng chống bệnh dại. 
- Mỗi chúng ta cần phát huy hơn nữa ý thức cá nhân cùng tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng. Cùng nhắc nhở nhau về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, cách phòng tránh bệnh dại và cùng thực hiện cam kết 5 không: Không nuôi chó, mèo mà không tiêm phòng dại; Không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương; Không nuôi chó, mèo thả rông; Không để chó, mèo cắn người; Không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường./.
Anh Tài

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây